Có những người làm với mức lương "còm" 5 triệu đồng/tháng, song chỉ dám tiêu 3.000.000 đồng và trích riêng 2.000.000 đồng để dành tiết kiệm.
Kỳ 1: Công nhân lãnh lương 5 triệu vẫn dư được 2 triệu để dành
tin liên quan
'Vợ chồng tôi thu nhập 50 triệu/tháng vẫn không dám mua nhà Sài Gòn'Sau bài viết Người trẻ mua nhà Sài Gòn, nhiều bạn đọc báo Thanh Niên cũng đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình...
40.000 đồng cho 2 bữa cơm
Chị Nguyễn Thị Thủy (25 tuổi) là con gái út trong một gia đình thuộc hộ nghèo ở Trà Vinh. Cái đói, cái khổ quanh năm khiến chị nung nấu ý định phải lên Sài Gòn kiếm sống, phải đổi đời bằng mọi cách. Cho đến một ngày cuối năm 2013, chị rời quê để đến với thành phố mà nhiều người rỉ tai nhau “ở đó cái gì cũng có, làm giàu dễ hơn ăn cơm”.
|
“Sài Gòn không như trong tưởng tượng của tui, lên đây thấy người xe tấp nập, nhộn nhịp quá làm mình thấy sợ. Thời gian đầu tui nhớ nhà, nhớ ba má, anh chị nên đêm nào cũng khóc”, chị Thủy kể lại.
|
Bầu chọn
Thu nhập bao nhiêu là đủ sống ở TP.HCM?
Cầm trong tay số tiền 2.000.000 đồng dành dụm bấy lâu, chị Thủy thuê một phòng trọ ở quận Tân Phú với diện tích 15m2, giá 700.000 đồng/tháng để làm nơi tạm trú. Tìm được chỗ ở, chị xin phụ rửa chén cho một quán cơm trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM). Sau đó, chị Thủy may mắn được một người khách tới ăn cơm rồi xin cho vào làm trong khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM).Thu nhập bao nhiêu là đủ sống ở TP.HCM?
Chị Thủy nói thêm, dù chỗ làm khá xa phòng trọ, chị lại không có xe máy nên phương tiện đi làm mỗi ngày của chị là xe buýt. Làm ở khu chế xuất cực hơn làm cho quán cơm, nhưng theo chị Thủy thì mức lương ở đây cao và ổn định.
Đối với nhiều người, mức lương 5.000.000 đồng/tháng thực sự rất khó để chi tiêu. Song, chị Thủy đã tiết kiệm được hơn 60 triệu đồng sau 3 năm làm công nhân. Thậm chí, hàng tháng chị còn dư ra 1.000.000 đồng để gửi về quê cho gia đình.
tin liên quan
Nhà ở 'siêu rẻ' cho người thu nhập thấpTrong những năm gần đây, thường nghe nói về nhà giá rẻ, nhưng vẫn là bài toán khó, nhất là ở các đô thị lớn, nơi giá đất quá cao trong khi chưa có sự giúp đỡ cụ thể từ nhiều chính sách xã hội.
|
Để giải đáp thắc mắc của chúng tôi, chị Thủy đưa ra bản kế hoạch chi tiêu cụ thể như sau: “Tui để riêng 1.000.000 đồng trả tiền nhà, tiền internet và điện, nước. 1.000.000 đồng chi cho các khoản ăn uống, mua sắm các vật phẩm cần thiết như dầu gội, bột giặt, nước rửa chén… 1.000.000 đồng để mua áo quần, thuốc men khi bệnh tật, tiền đi lại, thẻ điện thoại… Mỗi tháng tui vẫn dư được 2.000.000 đồng, chưa kể có tháng tôi còn không tiêu hết 3.000.000 đồng kia nữa”.
|
|
“Tính ra thì mỗi ngày tui chỉ ăn 2 bữa chính, tiền chợ búa, gia vị, gas…nhiều nhất là 40.000 đồng/ngày. Ví dụ nay ăn thịt, cá thì mai chuyển sang ăn rau, đậu… Lỡ ngày nào ăn hơi lố 40.000 đồng thì hôm sau lại ăn ít một chút để bù vào số tiền vượt mức hôm qua”, chị Thủy chia sẻ "nguyên tắc vàng" trong chi tiêu của mình.
Một tháng chị Thủy chỉ nạp 50.000 đồng cho điện thoại. Muốn liên lạc với bạn bè, người thân thì chị tận dụng triệt để các ứng dụng miễn phí như Zalo, Facebook... Chị vẫn có khoản riêng cho các hoạt động vui chơi, làm đẹp, đi ăn uống cùng bạn bè.
|
Bí quyết chi tiêu cực thú vị của người thu nhập thấp
Cũng như chị Thủy, anh Lê Phúc Vinh (28 tuổi) vẫn có thể tiết kiệm 2.000.000 đồng từ khoản thu nhập 5.000.000 đồng/tháng nhờ công việc bốc vác và bán quần áo.
Anh Vinh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, năm 2012 anh rời Kiên Giang lên Sài Gòn, làm bốc vác tại chợ Đầu Mối (quận Thủ Đức, TP.HCM) đến nay đã gần 5 năm. Thu nhập hàng tháng cũng không vượt quá mức 3.000.000 đồng.
|
|
“5 giờ chiều xong việc ở chợ đầu mối thì tôi tranh thủ ghé nhà tắm một cái, ăn đại gói mì hay miếng cơm rồi ra chợ đêm bán hàng. Làm cũng không vất vả gì, mình thuộc giá rồi bán, ghi sổ cẩn thận cho chủ kiểm tra thôi. Lương có thể nhận theo tuần hoặc đợi cuối tháng nhận cũng được”, anh Vinh cho biết.
Cứ đều đặn bán quần áo từ 6 giờ chiều cho đến 9 giờ tối mỗi ngày, anh cũng bỏ túi được thêm 1.800.000 – 2.000.000 đồng/tháng.
Khi chúng tôi hỏi anh sẽ chi tiêu như thế nào với mức tổng thu nhập trung bình 5 triệu đồng mỗi tháng từ 2 công việc trên? Anh Vinh thật thà nói: “Thật ra tôi có lập bản chi tiêu được 2 tháng rồi, phải làm vậy để còn biết đường dành dụm tiền nữa. Nói chứ sau này cũng lập gia đình, phải có tiền vốn làm ăn chứ không thì nghèo hoài đâu được”.
Cách quản lý chi tiêu của anh Vinh là phân chia lương thành các khoản cố định, kẹp vào từng tờ giấy riêng, tuyệt đối không chi vượt ngân sách. Trên mỗi tờ giấy, anh đều ghi chú cụ thể từng khoản từ số tiền lớn như tiền phòng trọ, điện nước…cho đến khoản chi lặt vặt như mắm muối, bột giặt, xà phòng, gạo, xăng xe… Toàn bộ những khoản này sẽ được chi bằng số tiền lương 3.000.000 đồng từ công việc bốc vác. Cụ thể, tiền xăng xe anh Vinh sẽ dùng tối đa là 300.000 đồng, gạo 10kg tương ứng 140.000 đồng, cước internet 155.000 đồng, mắm muối, bột giặt, dầu gội… 150.000 đồng, tiền điện, nước 200.000 đồng, sữa, mì tôm 200.000 đồng, đồ cúng các ngày rằm, mùng một 150.000 đồng.
|
tin liên quan
'Vợ chồng tôi thu nhập 50 triệu/tháng vẫn không dám mua nhà Sài Gòn'Sau bài viết Người trẻ mua nhà Sài Gòn, nhiều bạn đọc báo Thanh Niên cũng đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình...
|
|
|
|
Bình luận (0)