Các ý kiến được nêu ra tại tọa đàm “Ngăn ngừa bạo lực học đường: Để trẻ em không đơn độc” do Báo Tiền phong tổ chức chiều 8.4. Cuộc tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia Bộ GD-ĐT, Bộ Công an, T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư, các tổ chức bảo vệ trẻ em, nhà tâm lý giáo dục... Đặc biệt là đại diện gia đình nữ sinh bị bạo hành ở Hưng Yên.
Bạo lực ngày càng nhiều
|
“Đây là câu chuyện của tuổi học đường nhưng trước bị ẩn giấu đi. Nay có sự hỗ trợ của mạng xã hội, công nghệ thông tin, ngay lập tức cộng đồng xã hội biết. Bên cạnh đó, pháp luật có quy định chặt chẽ hơn, nên niềm tin người dân tăng lên, lên tiếng tố cáo nhiều hơn”, ông Nam lý giải.
Ông Nam cũng cho rằng, hiện các dịch vụ xã hội cung cấp tốt hơn như tổng đài 111, số cuộc gọi tố cáo về bạo lực tăng lên nhiều và nhanh. “Những phần chìm của tảng băng sẽ nổi lên, số vụ bạo lực sẽ tăng lên, lộ sáng vụ việc ngày càng nhiều”, ông Nam nói.
Đại tá Phạm Mạnh Thường, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), cũng cho biết theo thống kê thì số vụ bạo lực học đường đầu năm nay đã là 310 vụ, chủ yếu xảy ra ở học sinh THCS, THPT.
Lỗi tại ai ?
Ông Nam cho rằng lỗi thuộc các cơ quan quản lý giáo dục, nơi nuôi dưỡng các em thành những công dân tốt. Người chịu trách nhiệm chính là nhà trường, thầy cô, những người không hoàn thành trách nhiệm giáo dục các em. Còn trách nhiệm trực tiếp chính là cha mẹ các em, nếu các em gây hành vi tổn thương đến người khác thì cha mẹ phải là người thay các em bồi thường dân sự, chịu trách nhiệm về hành vi con em mình gây ra.
“Trách nhiệm rộng hơn, lâu dài hơn là của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương, đã vào cuộc làm hết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, đầu tư, chăm sóc trẻ em hay chưa?”, ông Nam đặt câu hỏi.
Tiến sĩ tâm lý Tạ Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cũng cho rằng nguyên nhân của các hành vi bạo lực là do người lớn chưa gương mẫu. “Gia đình và nền nếp giáo dục quan trọng. Bố mẹ bận đi làm, lại bất cập về phương pháp, quan điểm giáo dục... Chúng ta mới quan tâm tới xóa đói giảm nghèo nhưng đói về giáo dục rất nhiều”, ông Lâm nhận định.
Đại tá Phạm Mạnh Thường nêu vấn đề: “Chúng tôi biết nhiều trường áp lực về thi đua, các học sinh bị kỷ luật nhiều liên quan đến thi đua nhà trường. Vậy quy định này có ảnh hưởng đến việc nương nhẹ trong xử lý kỷ luật học sinh hay không?”.
Ông Nguyễn Văn Linh, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác chính trị và học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), cho rằng sự nghiệp giáo dục lâu dài là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, nhà trường, xã hội. Khi cả ba cùng làm tốt thì sẽ thực hiện thành công.
Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cũng nêu ý kiến việc giáo dục học sinh cần thông qua trải nghiệm và giảng dạy tình huống để học sinh có kỹ năng sống. “Cách giáo dục làm sao học sinh qua trải nghiệm có được kỹ năng sống; có giá trị yêu thương, tôn trọng, khoan dung và thay đổi nhận thức tình cảm của học sinh để các em được làm chủ cuộc sống chứ không phải là sự áp đặt”, tiến sĩ Lâm đề xuất.
Bình luận (0)