Ai cũng có quyền bình phẩm, nhưng bình phẩm như thế nào?
Ngay sau đêm chung kết Hoa hậu hoàn vũ VN diễn ra vào tối 7.1 vừa qua, khi thí sinh H’Hen Niê, cô gái người Ê-đê xinh đẹp đến từ Đắk Lắk dành chiến thắng, làn sóng “chê bai” lại bắt đầu trỗi dậy trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng cô gái này không xứng đáng đạt ngôi vị cao nhất vì da quá đen, miệng nhỏ nên nụ cười thiếu rạng rỡ, trả lời ứng xử không đạt…
Đặc biệt, một người sử dụng Facebook có tên Đ.T đã viết một status phản đối kết quả này, và có những ví von không lịch sự làm nhiều người đọc phẫn nộ.
tin liên quan
Ban giám khảo ‘Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam’ nói về chiến thắng của H'Hen Niê
Chia sẻ với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Phương Mai hiện là giảng viên Khoa Quản lý doanh nghiệp quốc tế tại Trường ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam (Hà Lan), cho biết: “Bạn này đã mắc phải các tội: Xúc phạm, thoá mạ cá nhân và thoá mạ chủng tộc”.
Tiến sĩ Phương Mai cho rằng ai cũng có quyền bình phẩm về nhan sắc của một hoa hậu, nhưng nên bình phẩm như thế nào để thể hiện mình là người có văn hóa mới là điều đáng nói.
“Bạn bình phẩm một cách ý nhị, bao dung, hay xỉ nhục xúc phạm để thoả mãn cái tôi đang vô thức bị tổn thương, thoả mãn cái bóng tối trong nhân cách chính mình? Với tôi, H’Hen Niê đáng khâm phục khi từ một bệ phóng thấp mà cô đã vươn ra khỏi kìm toả của văn hoá, để không lấy chồng ở tuổi 13, để học tới năm lớp 12, để thi đỗ ĐH. Tầm bắn của cô dài, mạnh mẽ, xa hơn bất kỳ một cô gái VN ở tuổi này mà tôi biết”, tiến sĩ Phương Mai nhìn nhận.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ (TP.HCM) cũng cho rằng, cần phân biệt rõ việc bình phẩm khác với xúc phạm, và nên hiểu cái gì được pháp luật cho phép, cái gì không. “Có thể cô ấy trong mắt nhiều người chưa xứng đáng là hoa hậu, cũng như trong mắt tôi, tôi mong đợi một hoa hậu đẹp hơn cô ấy. Nhưng nên nhớ rằng, tất cả chúng ta không có quyền chà đạp lên một cô gái bằng cách ấy”, Nguyên Vũ nhấn mạnh.
Nhìn lại nhiều cuộc thi hoa hậu trước đây, nhiều nhan sắc cũng từng bị chê bai thậm tệ. Năm 2006, khi Mai Phương Thúy vừa đoạt ngôi vị cao nhất của cuộc thi Hoa hậu VN, lập tức nhận được không ít “gạch đá” từ công chúng. Người ta chê cô đen đúa, răng vàng khấp khểnh, dáng người cao thô… Đến năm 2008, Thùy Dung đăng quang cũng bị phán xét là mũi tẹt, nhan sắc không nổi bật, thậm chí bị tố cáo là chưa tốt nghiệp THPT.
Ngọc Hân của năm 2010 còn kinh khủng hơn khi bị chê là “vừa đen, vừa răng khấp khểnh, vừa béo, mắt lại ti hí”. Hoa hậu Kỳ Duyên cũng bị cư dân mạng soi ra gương mặt lệch, trán vồ. Một cô gái xinh xắn như Mỹ Linh của năm 2016 thì lại bị cho là nhan sắc quá tầm thường, không có gì nổi bật.
Lý giải về việc tại sao ngày càng có nhiều người thích xúc phạm, thóa mạ người khác dù người đó không ảnh hưởng gì tới mình (mà các làn sóng tẩy chay, ném đá hoa hậu là một ví dụ), tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Văn hóa xây dựng, ca ngợi cái đẹp và thừa nhận thành công của người khác trong nhiều người Việt của chúng ta vẫn còn rất kém. Có thể trong tâm lý họ có sự ganh tị dù chỉ là vô thức. Họ không chịu thừa nhận chiến thắng của người khác chính là kết quả của sự cố gắng. Ngược lại, họ lý giải chiến thắng ấy bằng những suy đoán như “xấu thế mà thành hoa hậu là do mua giải”. Rồi họ bới móc, vạch lá tìm sâu, soi bằng được những điểm yếu để mang ra châm biếm…”.
|
Tuy nhiên, theo bà Trang, lâu nay trên mạng xã hội vẫn có nhiều người phạm tội thóa mạ, xúc phạm người khác nhưng việc xử lý vẫn chưa nghiêm và chưa triệt để, nên tình trạng này vẫn diễn ra. Ngoài ra, khi có người viết đơn tố cáo, người phạm tội kịp xóa thông tin hoặc xin lỗi, nên người trong cuộc lại coi như không có chuyện gì xảy ra.
Bình luận (0)