Trước hết phải kể đến đội ngũ tình nguyện, không phải ai cũng được tham gia mà phải trải qua cuộc tuyển chọn rất gắt gao. Các tiêu chí đưa ra còn khó hơn nhiều so với các cuộc thi (phải nói năng lưu loát, học lực khá trở lên, phải có tinh thần đồng đội cao, đặc biệt là phải có ý tưởng và trình bày được dự án của mình đem đến cộng đồng…). Có trường còn tổ chức phỏng vấn từng tình nguyện viên… Ngần ấy thôi cũng đủ thấy tình nguyện viên có chất lượng hơn nhiều so với những năm trước.
tin liên quan
Thiếu gia 8X đi bộ xuyên Việt vì không muốn ’25 tuổi chết mà 70 tuổi chôn’Để tìm câu trả lời cho câu hỏi 'Tôi là ai, tôi có thể làm được gì và đi được bao xa?', 'thiếu gia' 8X Hoàng Ngọc Lâm đã thực hiện cuộc xuyên Việt trong 89 ngày với phương tiện di chuyển là… đôi chân.
Kế đến, thay vì thanh niên tình nguyện đến các địa phương chờ người dân kêu gọi hỗ trợ gì thì làm nấy, nay “đội hình chuyên” là những tình nguyện viên có trình độ chuyên môn, tay nghề, được đào tạo khá bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập, công tác, đã có nhiều cuộc khảo sát trước khi chiến dịch tình nguyện hè diễn ra. Họ lên kế hoạch, tìm kiếm ý tưởng để đưa ra các dự án giúp người dân một cách thực tế hơn; giúp cho nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi đến đạt hiệu quả hơn.
Đặc biệt, người dân và trẻ em ở các vùng quê được thụ hưởng nhiều công trình thiết thực từ đội ngũ thanh niên tình nguyện. Như năm 2016 xây mới 370 cầu giao thông nông thôn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 30.000 thanh niên, phổ biến kiến thức nâng cao chất lượng canh tác cây trồng, vật nuôi...
Thời sự nhất, mùa hè này sinh viên tình nguyện các trường đại học khối nông - lâm nghiệp đã xây dựng nhiều công trình gắn với “cuộc cách mạng 4.0” đưa về vùng quê, như chuyển giao khoa học kỹ thuật bằng các chương trình nông nghiệp công nghệ cao, giúp người dân phát triển kinh tế, hay đưa internet đến tận vùng quê để chỉ dẫn bà con cách khai thác các tiện ích của công nghệ, ứng dụng vào đời sống…
Quan tâm hỗ trợ nông dân từ chăm sóc con gà, con lợn, vườn rau đến chất lượng nguồn nước sạch, môi trường sống…, các thanh niên tình nguyện đang từng ngày góp sức giúp người dân ở các địa phương phát triển kinh tế một cách bền vững. Đơn cử như cuộc hành quân của trí thức khoa học trẻ tình nguyện do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức đã trở thành cầu nối cho nhiều nhà khoa học trẻ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh… đến người dân.
Ý nghĩa lớn nhất của phong trào tình nguyện là những hoạt động mang tính cống hiến công sức, trí tuệ, khơi dậy sức trẻ, làm nên những giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng và xã hội. Từ những giá trị sâu sắc này, hoạt động tình nguyện ngày càng “nâng chất”, tạo nên sự tác động hai chiều một cách hiệu quả. Đó là người dân được hưởng thụ các công trình có tính bền vững, còn thanh niên tình nguyện được trải nghiệm, học hỏi và cống hiến sức trẻ cho cộng đồng xã hội.
tin liên quan
Hành trình theo bước chân những người anh hùng: Học lịch sử ở chiến khu xưaNhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN VN phát động Hành trình theo bước chân những người anh hùng, để những người trẻ tri ân đối với các thế hệ cha anh không tiếc xương máu hy sinh giành độc lập, hòa bình cho dân tộc.
Bình luận (0)