Giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: ‘Dự báo quá ngắn, dân không thể ứng phó’

15/06/2015 13:18 GMT+7

(TNO) Trao đổi với báo giới bên hành lang phiên họp Quốc hội sáng nay 16.6, liên quan đến trận giông lốc gây chết người, đổ cây tại Hà Nội cuối tuần qua, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, “trong công tác dự báo, rất khó có thể đúng chính xác 100%, nhưng bên khí tượng cũng phải rút kinh nghiệm thêm. Dự báo quá ngắn, dân không thể ứng phó được”.

(TNO) Trao đổi với báo giới bên hành lang phiên họp Quốc hội sáng 16.6, liên quan đến trận giông lốc gây chết người, đổ cây tại Hà Nội cuối tuần qua, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng: “Trong công tác dự báo, rất khó có thể đúng chính xác 100%, nhưng bên khí tượng cũng phải rút kinh nghiệm thêm. Dự báo quá ngắn, dân không thể ứng phó được”.

Bui-thi-anĐại biểu Bùi Thị An phát biểu trong một phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội - Ảnh: Ngọc Thắng
* Bà nhìn nhận như thế nào về cơn giông lốc bất ngờ xảy ra tại Hà Nội vừa qua cũng như trách nhiệm của những người làm công tác dự báo?
Bà Bùi Thị An: Trong trường hợp vừa rồi, ai cũng thừa nhận đây là trường hợp hiếm xảy ra, là thiên tai không ai lường trước được, dù ta có chuẩn bị đến mấy cũng rất là khó vì nó quá bất ngờ và với cường độ rất cao. Vấn đề bây giờ là làm thế nào dự báo trước được tốt hơn và chuẩn bị tất cả tình huống để đối phó.
Trong quá trình thảo luận về Luật Phòng chống thiên tai, rủi ro, chúng tôi đều nói chống thì khó chống rồi, chỉ có là tìm cách tránh các thiên tai, rủi ro xảy ra. Vừa rồi Hà Nội thiệt hại rất lớn, hơn 1.000 cây xanh, tài sản của dân…, đau nhất là 2 người chết”. Điều đó làm cho Hà Nội rất buồn.
Nhưng chúng tôi cũng suy nghĩ là sau khi thảm họa xảy ra,  2.000 người thức trắng đêm để giải quyết, tôi cho đó là ý thức tốt của cộng đồng. Lúc đấy mọi người không ai bảo ai mà thấy tai nạn là dừng lại cứu người. Đó là hành động rất tốt, là ý thức cộng đồng, không quản nghĩ mưa giông, phải tuyên dương.
Trong công tác dự báo, rất khó có thể đúng chính xác 100%, nhưng bên khí tượng cũng phải rút kinh nghiệm thêm. Dự báo quá ngắn, dân không thể ứng phó được. Nếu cần thêm thiết bị hiện đại hơn thì Nhà nước cũng nên đầu tư. Những việc vừa rồi ta phải dự báo cách xa bao nhiêu tiếng. Nói quy trách nhiệm thì hơi khó nhưng từ giờ trở đi Hà Nội cần nâng cao chất lượng dự báo. Chúng tôi không yêu cầu chính xác 100%, nhưng nếu những vụ lớn như thế này mà dự báo được thì chúng tôi đánh giá rất cao
* Theo bà có nên thay đổi phương thức dự báo thay vì chỉ đăng trên trang web của cơ quan dự báo?
Tôi đồng ý phương thức thông báo rộng rãi hơn, để thông tin phải đến được người dân, đến càng sớm càng tốt, chứ ví dụ người nông dân thì làm sao đọc được trên web, rồi người đi đường cũng vậy. Phải thay đổi để làm sao người nông dân đang làm đồng cũng nghe được ở đâu đấy.
* Hà Nội lắp rất nhiều loa phát thanh của CSGT, tại sao không phối hợp để thông tin kịp thời hơn về các trường hợp thiên tai?
Theo tôi bây giờ để đánh giá là lỗi của ai thì hơi khó bởi vì nó xảy ra mất rồi, nhưng sắp tới nên thay đổi phương thức cung cấp thông tin liên quan đến người dân, đặc biệt mạng sống người dân. Hà Nội có hệ thống loa đến làng xóm, khu dân cư, ngõ ngách cho nên phải thông báo dến như thế. Lúc đấy bên khí tượng có thể gọi đến các đài truyền hình, phát thanh là được ngay, ai cũng sẵn sàng phối hợp, sẵn sàng ngừng tất cả thông tin khác để thông báo về sự việc này, phối hợp rất dễ. Lấy mạng sống và quyền lợi của người dân làm trên hết.
Từ giờ trở đi nên chủ động hơn, thông báo khẩn cấp, nâng cao trách nhiệm của ng dự báo… cử tri không yêu cầu chính xác 100% nhưng phải nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác dự báo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.