Tân Hoa xã cho biết các nhà nghiên cứu từ Đại học Hải Nam đã trồng 18 loại lúa khác nhau trên vùng đất nhiễm mặn và bị kiềm hóa.
Việc thử nghiệm được thực hiện ở vùng đất dọc theo bờ biển Diêm Thành, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. Qua đó xác định một số giống lúa có thể phát triển trong môi trường bình thường và môi trường khắc nghiệt. Các nhà khoa học đã đưa thành công một gien chịu mặn của thực vật hoang dã vào giống lúa bình thường cách đây sáu năm và tiếp tục cải tiến, sàng lọc để có 18 giống lúa kháng mặn hiện nay.
Chỉ riêng khu vực Dương Trừng ở Trung Quốc hằng năm có đến 2.024 ha bị nhiễm mặn và đất bị kiềm hóa, cho nên các giống lúa mới này có giá trị kinh tế rất cao và giải quyết một phần cho lương thực của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hãng tin UPI cho biết hiện Trung Quốc có 13,3 triệu ha đất bị nhiễm mặn, kiềm hóa nhưng có tiềm năng canh tác được.
Số liệu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết diện tích này tương đương với 1/10 tổng số đất nông nghiệp của Trung Quốc. Wang Cailin, một trong số những nhà khoa học chủ chốt của chương trình nghiên cứu này, cho biết hơn 1/4 diện tích đất trên thế giới bị nhiễm mặn - kiềm và 20% đất nông nghiệp có nguy cơ tiếp tục bị nhiễm mặn.
Tạ Xuân Quan
>> Đột phá về giống lúa chống hạn
>> Giống lúa kháng mặn
>> Lai tạo thành công giống lúa lai chất lượng cao
>> Giống lúa của ĐBSCL trên đất Tây Phi
>> Thêm giống lúa chống chịu khô hạn
>> Nông dân biết chọn giống lúa nào?
Bình luận (0)