Mắc chứng bệnh giác mạc hình chóp nhưng không tái khám thường xuyên, suýt nữa anh D. đã phải chịu cảnh mù lòa khi vừa 32 tuổi nếu không được chữa trị kịp thời bằng phẫu thuật ứng dụng công nghệ crosslinking.
Trong một lần khám mắt định kỳ, các bác sĩ phát hiện mắt anh Nguyễn Đức D. (32 tuổi, Long An, Tp.HCM) có hiện tượng giác mạc bị mỏng và biến dạng theo kiểu hình nón.
Rất nhanh sau đó, vào tháng 1/2014, thị lực anh D. giảm hẳn, hai mắt loạn thị không đều và gần như không đọc được chữ. Anh phải nghỉ việc hẳn ở nhà và sinh hoạt rất khó khăn do tầm nhìn bị giảm nghiêm trọng.
Giác mạc hình chóp – bệnh lý có nguy cơ mất hẳn thị lực
Lúc này, bác sĩ cho biết bệnh lý giác mạc hình chóp của anh D. tiến triển quá nhanh và tiên lượng rất xấu, có thể mù lòa vĩnh viễn!
“Tại Việt Nam, từ trước đến nay, bệnh nhân giác mạc hình chóp chỉ có thể được theo dõi, cấp đơn kính kết hợp kính áp tròng để ổn định thị lực. Hầu như không có cách nào ngăn chặn bệnh tiến triển đến giai đoạn xấu. Khi bệnh tiến triển gây sẹo giác mạc thì phương án duy nhất là chỉ định ghép giác mạc để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn giác mạc tại Việt Nam rất khan hiếm chưa kể tỷ lệ thải ghép giác mạc trong phẫu thuật là rất cao…” Bác sĩ khám mắt của anh D. cho biết.
Lời tiên lượng của bác sĩ khiến anh D. cảm thấy “tuyệt vọng ngồi đếm từng ngày cho đến khi mù lòa vĩnh viễn”!
Còn nước còn tát, gia đình đưa anh D. đến khám mắt tại Khoa Mắt – Bệnh viện FV. Tại đây, sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ của khoa Mắt – Bệnh viện FV nhận thấy bệnh lý giác mạc hình chóp bước vào giai đoạn 3 của anh D. thuộc dạng bẩm sinh, do tình trạng mỏng nhu mô giác mạc gây ra nhưng vẫn còn có thể cứu chữa được bằng phương pháp phẫu thuật ứng dụng công nghệ cross-linking.
Công nghệ mới Cross-linking
Ngay lập tức, khoa Mắt của Bệnh viện FV đã phối hợp với Trung tâm Mắt Quốc Gia Singapore (SNEC) để đưa anh D. sang Singapore tiến hành điều trị bằng công nghệ cross-linking. Đây là phương pháp mới nhất trong điều trị bệnh lý giác mạc hình chóp tiến triển nhanh.
Bác sĩ Marcus Ang, chuyên gia phẫu thuật và điều trị bệnh lý giác mạc cao cấp thuộc khoa Giác mạc của SNEC, đã trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho anh D. cho biết: “Nguyên nhân chính khiến tình trạng bệnh lý giác mạc hình chóp tiến triển nhanh là do sự thoái hóa giác mạc dẫn đến giác mạc mỏng dần tạo ra hình chóp nón. Với công nghệ Cross-linking chiếu tia cực tím và Riboflavin sẽ gia tăng sự bền vững của nhu mô giác mạc bằng cách tăng cường các liên kết chéo giữa các sợi collagen ở vùng trung tâm giác mạc. Nhờ đó, phần nhu mô giác mạc của bệnh nhân được gia cố lại, quá trình thoái hóa giác mạc dừng lại, thị lực của bệnh nhân ổn định hơn.”
Sau khi phẫu thuật, anh D. trở về Việt Nam và tái khám đều đặn ở Bệnh viện FV. Đến nay, hai mắt của anh đã nhìn thấy lại và thị lực được cải thiện đáng kể.
Đặt hẹn ngay hôm nay
Trong hai ngày 2/11 và 3/11/2015, Chuyên gia phẫu thuật và điều trị bệnh lý giác mạc bác sĩ Marcus Ang - Khoa giác mạc của Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC), Ủy viên Hội Nhãn khoa và Hiệp hội y khoa Singapore, … sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Khoa Mắt –Bệnh viện FV (Tp. HCM). Đây là cơ hội cho những bệnh nhân giảm thị lực nặng do tổn thương giác mạc gây sẹo, viêm loét giác mạc, bệnh lý giác mạc hình chóp, loạn dưỡng giác mạc di truyền, biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể và biến chứng sau phẫu thuật lasik gây tổn thương giác mạc… Để đặt hẹn khám bệnh, vui lòng liên hệ (08) 54 11 34 36 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 2000.
|
Bình luận (0)