Giữ tiền Việt lợi hơn

19/12/2015 06:35 GMT+7

Các chuyên gia cho rằng, việc ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động USD đối với khách hàng cá nhân về mức 0%/năm vào hôm qua (18.12), người giữ tiền Việt sẽ có lợi hơn giữ USD.

Các chuyên gia cho rằng, việc ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động USD đối với khách hàng cá nhân về mức 0%/năm vào hôm qua (18.12), người giữ tiền Việt sẽ có lợi hơn giữ USD.

Ảnh: Diệp Đức MinhẢnh: Diệp Đức Minh
Chuyển USD qua VNĐ
Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho rằng động thái cắt giảm lãi suất (LS) tiền gửi USD về 0% là phản ứng khá nhanh của chính sách tiền tệ, góp phần làm ổn định tình hình, giảm tâm lý đầu cơ và sức ép tỷ giá.
Nhà đầu tư bán vàng
Ngày 18.12, giá vàng miếng SJC giảm 70.000 đồng/lượng so với ngày 17.12. Giá mua - giá bán vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC còn 32,71 - 33,01 triệu đồng/lượng; tại Eximbank còn 32,89 - 32,95 triệu đồng/lượng; tại Sacombank còn 32,87 - 32,93 triệu đồng/lượng; MaritimeBank còn 32,86 - 32,92 triệu đồng/lượng... Giá vàng thế giới giảm mạnh 11 USD, còn 1.056 USD/ounce, mức giá thấp nhất trong ngày về 1.053 USD/ounce. Vàng liên tục giảm giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất USD khiến đồng USD tăng giá mạnh làm cho vàng, dầu... giảm giá. Các nhà đầu tư bán vàng ra, Quỹ đầu tư vàng SPDR bán ra 4,46 tấn vàng, còn lại 630,17 tấn. Giá vàng dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Giá vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới 4,3 triệu đồng/lượng.
T.Xuân
Do vừa ban hành nên trong hôm qua (18.12) tình hình dư nợ huy động, cho vay ngoại tệ vẫn chưa có xáo trộn hay biến động bất thường. Còn theo ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc NHTM CP Công thương VN, trong buổi sáng 18.12 diễn biến thị trường tương đối tích cực. Tỷ giá có xu hướng giảm nhẹ so với hôm qua và trước đó. Ông Thọ nhận định thời gian tới xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục và thị trường ngoại tệ có sự bình ổn tốt hơn.
Là địa phương có huy động vốn và cho vay chiếm tỷ lệ 1/3 trên cả nước, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho biết tính đến hết tháng 11, huy động vốn của các ngân hàng (NH) trên địa bàn tăng 12,85% so với đầu năm, trong đó tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tăng 5,15%, tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tăng 20,53%.
Tốc độ tăng trưởng cho vay tăng 11,46%, trong đó cho vay VNĐ tăng 16,32% và ngoại tệ giảm 15,2%. Sở dĩ cho vay ngoại tệ giảm bởi các quy định “siết” đối tượng được vay cộng với nhiều doanh nghiệp trả nợ trước hạn do lo ngại tỷ giá tăng. Mặc dù tốc độ huy động ngoại tệ của các NH tăng nhưng tổng chung thì huy động ngoại tệ đang sụt giảm từ mức 18% của đầu năm xuống còn 16%.
Nhận xét về việc lãi suất huy động USD 0%, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc này nhằm chống đô la hóa, NHNN muốn những người đang nắm giữ bán USD chuyển sang VNĐ. Nhưng điều này có diễn ra hay không còn phải chờ thêm thời gian, bởi không ít người đang nắm giữ USD vẫn muốn hưởng lợi từ tỷ giá.
“Hiện LS gửi VNĐ bình quân khoảng 0,5%/tháng trong khi tỷ giá biến động có thể lên đến 1%, giữ USD có lời 0,5%. Nhưng cái lợi này chỉ là trong ngắn hạn. Trong dài hạn, gửi VNĐ có lợi hơn”, TS Hiếu phân tích.
Lãi suất huy động USD về 0%, người gửi tiền VNĐ có lợi hơn - Ảnh: D.Đức MinhLãi suất huy động USD về 0%, người gửi tiền VNĐ có lợi hơn - Ảnh: D.Đức Minh

LS huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng trung bình 7%/năm, trừ đi mức lạm phát năm 2016 dự kiến 3 - 4%, giữ VNĐ vẫn lợi 3 - 4%. Trong khi mấy năm trở lại đây, giá USD chỉ tăng khoảng 2%/năm, năm nay có mức tăng cao là 5%. Ví dụ năm 2016, giá USD vẫn tăng cao 5% thì trừ đi lạm phát đến cuối năm người giữ USD chỉ có thể lợi được 1,5%. Như vậy giữ VNĐ vẫn lợi hơn giữ USD

 

TS Bùi Quang Tín, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

 

Cùng quan điểm này, TS Bùi Quang Tín, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, phân tích thêm: “LS huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng trung bình 7%/năm, trừ đi mức lạm phát năm 2016 dự kiến 3 - 4%, giữ VNĐ vẫn lợi 3 - 4%. Trong khi mấy năm trở lại đây, giá USD chỉ tăng khoảng 2%/năm, năm nay có mức tăng cao là 5%. Ví dụ năm 2016, giá USD vẫn tăng cao 5% thì trừ đi lạm phát đến cuối năm người giữ USD chỉ có thể lợi được 1,5%. Như vậy giữ VNĐ vẫn lợi hơn giữ USD. Đó là chưa tính, tỷ giá năm 2016 có thể tăng nhưng cũng khó có thể tăng đến mức 5% khi NHNN hiện đang triển khai nhiều giải pháp, công cụ để bình ổn. Do đó, việc găm giữ USD không có lợi”.
Ông Lê Đức Thọ nhận xét, LS tiền gửi USD 0%/năm sẽ tác động mạnh đến những quyết định của người nắm giữ USD. Đối với doanh nghiệp, chỉ khi có nhu cầu ngoại tệ thực sự cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể để ở dạng tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản, còn trong trường hợp chưa sử dụng họ sẽ chuyển hóa sang tiền đồng để tối đa hóa lợi nhuận.
Xu hướng chuyển sang nắm tiền đồng sẽ diễn ra nhanh hơn ở khách hàng cá nhân để hưởng LS cao hơn trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt.
Ngân hàng lo khó huy động
Mặc dù vậy, các NH cũng đang đứng trước nhiều nỗi lo. Thành viên ban điều hành một NH cho biết các khoản tiết kiệm USD đã gửi trước đó không bị ảnh hưởng nhưng sau khi đáo hạn, chắc chắn khách hàng sẽ không còn gửi USD vì không có lãi.
Trong khi đó, đầu ra LS cho vay USD hiện nay vẫn dao động từ 2 - 3%/năm, thậm chí một số NH cho vay cao hơn. “Trong trường hợp huy động không được, nhưng vẫn phải cho vay ra đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định sẽ khiến các NH gặp khó khăn thanh khoản ngoại tệ”, vị này nói.
Do đó, để triệt tiêu tâm lý găm giữ USD và thực hiện chủ trương chống đô la hóa, theo lãnh đạo này NHNN cần tính tới phương án không cho vay ngoại tệ. Đối với các doanh nghiệp cần ngoại tệ, đủ điều kiện vay trước đây chuyển qua vay bằng VNĐ, sau đó dùng VNĐ mua ngoại tệ tại các NH.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, NH có thể thực hiện áp dụng LS huy động USD “âm”, người gửi USD phải trả lãi, phí cho NH. Quy định này nhằm chống găm giữ USD, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng lưu ý đối với cá nhân thì cần cân nhắc vì “cá nhân có thể không gửi vốn vào hệ thống NH, gây tâm lý bất an trong dân chúng”. Về lý thuyết, theo TS Bùi Quang Tín áp dụng thu phí giữ hộ ngoại tệ như vàng thời gian qua là được nhưng cần xem xét kỹ biện pháp này vì dễ tạo phản ứng mạnh từ người dân, lúc đó sẽ làm cho thị trường USD tự do phức tạp và khó quản lý hơn.
Các chuyên gia cho rằng để xử lý triệt để “căn bệnh” cố hữu về găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, ngoài giải pháp về chính sách cần phải có giải pháp từ thị trường. TS Ngô Trí Long cũng cho rằng, sau một thời gian siết chặt “chợ đen” ngoại tệ, thời gian qua các đầu nậu, cửa hàng kinh doanh, buôn bán ngoại tệ trái phép hoạt động rất mạnh, thậm chí công khai.
Nhiều cửa hàng vàng bạc ngang nhiên mua bán USD, thậm chí “thổi” giá lên cao gây nhiễu loạn tỷ giá. “Hiện nay, người dân bán USD cho NH rất dễ dàng, nhưng mua lại rất khó khăn. Vì vậy, theo thói quen đa phần mọi người đều ra ngoài thị trường tự do để mua - bán. Giao dịch phi chính thức này khiến một lượng ngoại tệ lớn chảy ra khỏi hệ thống, rất khó kiểm soát”, TS Long đánh giá.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.