• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Giữa hy vọng và lo ngại

17/06/2013 03:00 GMT+7

Sự nhất trí giữa các thành viên EU về nội dung thảo luận với Mỹ để lập khu vực mậu dịch tự do đã giúp hai bên có thể bắt đầu tiến hành đàm phán. Cả hai phía đều đặt nhiều kỳ vọng vào ý tưởng lớn này nhưng trước mắt bị giằng xé giữa hy vọng và lo ngại.

Cái lợi từ khu vực mậu dịch tự do rất đáng kể và thiết thực. Kim ngạch trao đổi thương mại lớn khiến việc hủy bỏ các loại thuế quan và rào cản phi thuế quan càng thêm cần thiết và quan trọng đối với cả hai. Mỹ và EU hy vọng khu vực mậu dịch tự do này tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bờ Đại Tây Dương, giúp tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cũng như gắn kết chặt chẽ hơn về nhiều phương diện.

Sau khi hình thành, Mỹ và EU sẽ có khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. Có thể thấy ẩn hiện sau đó một ý đồ khác nữa có tầm chiến lược là co cụm để cùng đối phó sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nền kinh tế khác, đặc biệt là Trung Quốc nói riêng và nhóm BRICS nói chung. Mỹ và EU có thể dựa vào nhau để có được vị thế và ưu thế mới trong quan hệ với các đối tác khác. Họ sẽ cùng ấn định luật chơi hoặc đóng vai trò chi phối việc hoạch định luật chơi trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế và WTO.

Tuy nhiên, cả hai phía đều có lý do chính đáng để lo ngại bởi bất đồng về nội dung đàm phán và phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận vẫn rất sâu sắc. Bên nào cũng dự phòng nhiều trường hợp ngoại lệ. Vì áp lực nội bộ và lợi ích riêng, cả hai phía đều chưa hết nghi ngờ rằng sẽ có lợi hay lợi bất cập hại. Cho nên những bước tiếp theo sẽ chẳng dễ dàng gì.

Thảo Nguyên

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.