Giun 46.000 năm kẹt trong băng vĩnh cửu bất ngờ sống lại

Giun 46.000 năm kẹt trong băng vĩnh cửu bất ngờ sống lại

La Vi
La Vi
06/08/2023 15:07 GMT+7

Phân tích bộ gien cho thấy một con giun 46.000 năm tuổi vừa được rã đông từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia là một loài hoàn toàn mới.

Những con giun 46.000 năm tuổi này đã sống lại sau khi các nhà khoa học làm rã đông chúng từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Ông Philipp Schiffer, trưởng nhóm nghiên cứu, Đại học Cologne, cho biết: "Tất cả điều này bắt đầu khi các đồng nghiệp người Nga của chúng tôi đào một ít băng vĩnh cửu để nghiên cứu và họ phát hiện ra rằng sau một thời gian, một số tuyến trùng đã bò ra khỏi đó. Họ biết rằng mảnh đất này đã bị đóng băng trong một thời gian rất dài, và khi sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ thì xác định rằng nó đã thực sự đã bị đóng băng suốt 46.000 năm. Thật là một điều siêu thú vị khi cuối cùng đột nhiên nhìn thấy sự sống, những động vật sống bò ra khỏi một mảnh đất đã bị đóng băng sâu trong 46.000 năm".

Các nhà khoa học hồi sinh giun 46.000 năm tuổi - Ảnh 1.

Những con giun hồi sinh sau khi được rã đông từ lớp băng vĩnh cửu

REUTERS

Các nhà khoa học tiết lộ những con giun tròn từ Kỷ băng hà này thuộc một loài giun tròn hoàn toàn mới có tên gọi Panagrolaimus kolymaensis. 

"Tôi nghĩ bằng cách nghiên cứu các loài này, so sánh bộ gien và xem cách chúng thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt này, chúng ta có thể học được nhiều điều về sinh học bảo tồn. Chúng ta có thể học được những điều có thể giúp chúng ta cứu các loài đang bị đe dọa và suy nghĩ về các biện pháp bảo vệ và những điều tương tự", ông Schiffer cho hay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.