Giúp người cần ghép giác mạc bớt chờ đợi

04/04/2016 08:00 GMT+7

Kể từ khi Quốc hội thông qua luật Hiến, ghép mô tạng vào tháng 11.2006, chuyên ngành mắt của Việt Nam những năm gần đây đã rất phát triển với sự ra đời của Ngân hàng Mắt.

Kể từ khi Quốc hội thông qua luật Hiến, ghép mô tạng vào tháng 11.2006, chuyên ngành mắt của Việt Nam những năm gần đây đã rất phát triển với sự ra đời của Ngân hàng Mắt.

Bác sĩ SNEC đang thăm khám cho bệnh nhân bị bệnh lý giác mạc - Ảnh: FV T.Bác sĩ SNEC đang thăm khám cho bệnh nhân bị bệnh lý giác mạc - Ảnh: FV T.
Tuy nhiên, số lượng giác mạc được hiến tặng vẫn rất hạn chế, khoảng 150 ca/năm từ các nguồn khác nhau, trong khi số bệnh nhân có nhu cầu ghép giác mạc ước tính trên 300.000 người.
Phần lớn người dân vẫn còn e dè với việc hiến tặng giác mạc, đặc biệt với quan niệm mang tính duy tâm “chết phải còn nguyên vẹn thân xác”, nhiều người đã từ chối hiến tặng giác mạc.
Ngoài giác mạc từ những người tình nguyện hiến tặng sau khi qua đời, nguồn giác mạc hiện nay còn có từ những người bị chấn thương phải bỏ nhãn cầu nhưng giác mạc vẫn còn tốt hoặc được nhận từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn cung cấp này cũng rất hạn chế vì chi phí lưu trữ và vận chuyển từ nước ngoài có thể lên đến 500 USD/giác mạc và không có nguồn hỗ trợ. Trong khi đó, giác mạc sống càng để lâu thì chất lượng càng giảm, không có lợi cho người được cấy ghép.
Anh T.L.H 38 tuổi bị hỏng giác mạc sau một trận hỏa hoạn. Trở thành người mù, anh gần như rơi vào tuyệt vọng, mọi hy vọng của anh đều dồn hết vào việc chờ đợi người hiến giác mạc để bác sĩ cấy ghép cho anh. Thế nhưng, đã 4 năm trôi qua, vẫn chưa đến lượt anh được nhận giác mạc hiến tặng. Anh chia sẻ: “Bác sĩ nói, có người còn chờ 7-8 năm chưa có vì nguồn cung rất ít. Nếu đã không nhận được giác mạc từ chương trình hợp tác giữa Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore và Bệnh viện FV, chắc tôi phải chịu cảnh mù lòa này cả đời mất!”.
Giảm thời gian chờ đợi
Hiểu được nhu cầu cấy ghép giác mạc của anh L.H và rất nhiều người đang có thể rơi vào cảnh mù lòa, từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện FV đã hợp tác với Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC) điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng do tai nạn, bệnh lý hoặc bẩm sinh. Quá trình hợp tác này giúp nâng cao chất lượng điều trị và bệnh nhân không phải chờ đợi lâu mới được cấy ghép giác mạc.
SNEC là một trong những viện ghép giác mạc hàng đầu thế giới triển khai các kỹ thuật, công nghệ y khoa mới trong chuyên ngành mắt, như ghép tế bào gốc và phương pháp phát triển giác mạc nhân tạo được biết đến với tên gọi “Boston KPro”, “Cấy răng trong mắt”… Tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép giác mạc tại SNEC lên đến 90%.
SNEC còn có đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu thế giới về nhãn khoa. Hằng năm các giáo sư bác sĩ này thường xuyên đến FV để hợp tác điều trị cho bệnh nhân người Việt. Đã có hàng trăm bệnh nhân Việt Nam được các bác sĩ điều trị thành công, tìm lại ánh sáng như trường hợp của em L.N.V, 17 tuổi, bị mù mắt trái sau khi bị cành cây đâm vào mắt. Qua sự hỗ trợ của FV, em được đưa sang SNEC để thạc sĩ - bác sĩ Arundhati Anshu, chuyên gia cao cấp của Khoa Giác mạc, thực hiện phẫu thuật bằng kỹ thuật ghép giác mạc nội mô không cần tới mũi khâu. SNEC là một trong những viện dẫn đầu thế giới về kỹ thuật này. Hiện nay, thị lực mắt trái của em đã cải thiện rất nhiều.
Ngoài việc luôn ứng dụng những phương pháp cấy ghép tiên tiến nhất, SNEC còn phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Mắt Singapore để giải quyết nhu cầu nhận giác mạc cho bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân không còn phải chờ đợi lâu để nhận giác mạc phù hợp và có chất lượng cao.
Giảm nguy cơ đào thải
Thạc sĩ - bác sĩ Anshu cho biết: “Một ca phẫu thuật ghép giác mạc thành công đòi hỏi 3 yếu tố. Thứ nhất là tay nghề bác sĩ. Thứ hai là chất lượng giác mạc. Ngân hàng Mắt Singapore rất thành công trong việc mua mô giác mạc, thường chỉ cần 5 ngày là có thể nhận được giác mạc. Yếu tố thứ ba vô cùng quan trọng là quá trình chuẩn bị và hậu phẫu. Với bệnh nhân được điều trị theo chương trình hợp tác giữa SNEC và FV, quá trình này được đảm bảo bởi Bệnh viện FV nên chúng tôi rất yên tâm. Bác sĩ giữa hai bệnh viện thường xuyên trao đổi và cùng nhau theo dõi tình trạng giác mạc bệnh nhân sau cấy ghép giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo chất lượng điều trị”.
Nếu có những thắc mắc liên quan đến bệnh lý giác mạc, bạn có thể liên hệ đăng ký tham gia Hội thảo cộng đồng do Bệnh viện FV kết hợp cùng Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC) tổ chức với chủ đề NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT TRONG GHÉP GIÁC MẠC - CƠ HỘI TÌM LẠI ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI MÙ LÒA.
Thời gian: 8 giờ 30 thứ bảy ngày 9.4.2016.
Địa điểm: Khách sạn Liberty Riverside - 17 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM.
Diễn giả: Thạc sĩ - bác sĩ Arundhati Anshu.
Đăng ký tham dự hội thảo: 0962627847 hoặc 08.54113333, máy nhánh: 1336.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.