Gỡ vướng cho vốn rẻ

25/06/2013 03:20 GMT+7

Trong khi khoảng 9.000 tỉ đồng, trong gói vốn vay ưu đãi 30.000 tỉ đồng đã có chủ là các doanh nghiệp bất động sản thì phần lớn người mua nhà - đối tượng chính của gói hỗ trợ vẫn đang còn phải “đánh vật” với các loại thủ tục, điều kiện vay phức tạp, thậm chí là mâu thuẫn nhau.

Trong khi khoảng 9.000 tỉ đồng, trong gói vốn vay ưu đãi 30.000 tỉ đồng đã có chủ là các doanh nghiệp bất động sản thì phần lớn người mua nhà - đối tượng chính của gói hỗ trợ vẫn đang còn phải “đánh vật” với các loại thủ tục, điều kiện vay phức tạp, thậm chí là mâu thuẫn nhau.

Để tiếp cận nguồn vốn, người vay phải trải qua rất nhiều rào cản, chẳng hạn: phải có xác nhận của cơ quan đang công tác về thực trạng nhà ở, phải có tài sản thế chấp, thu nhập gia đình phải trong khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng, phải đã ký hợp đồng với chủ đầu tư... Nhưng điều đó chưa quan trọng bằng việc, lấy lý do các dự án nhà xã hội (diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2) còn ít, không đủ để cung cấp cho người mua, nên các doanh nghiệp cần được ưu tiên vốn để triển khai dự án, Bộ Xây dựng đang đề nghị giải ngân vốn từ gói này cho hàng loạt chủ đầu tư. Do vậy, dễ hiểu khi việc giải ngân trực tiếp cho người mua nhà đang chưa phải là ưu tiên lúc này.

Không phải bây giờ, mà ngay từ khi bắt đầu dự thảo chính sách này, việc nhập 2 nhóm đối tượng (người có nhu cầu về nhà ở và các doanh nghiệp phát triển dự án) vào 1 gói hỗ trợ đã được cảnh báo sẽ phát sinh bất cập. Bởi vì, cầu và cung có những đặc tính hoàn toàn khác nhau, và vì vậy cần những chính sách hỗ trợ khác nhau. Và trên thực tế, gần tháng qua cho thấy, việc nhập chung tiếp tục đẩy nhóm cầu vào thế yếu. Hỗ trợ mới dành cho nhóm cung sẽ khiến cho hàng tồn kho không những không được giải tỏa mà còn có nguy cơ tăng lên do dự án tiếp tục được triển khai.

Chủ trương thì các cơ quan quản lý nói muốn hỗ trợ phân khúc nhà cho người thu nhập thấp, nhưng các điều kiện vay vốn (dành cho người mua nhà) từ Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại lại dường như lại làm khó đối tượng này (phải trả góp từ 7-10 triệu đồng/tháng, phải có tài sản bảo đảm…). Chưa kể các ngân hàng đang chờ hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết hơn từ Bộ Xây dựng về việc thế nào là người có thu nhập thấp, nên chuyện giải ngân đương nhiên là khó.

Về mặt lý thuyết, sự hỗ trợ đối với bất kỳ phân khúc nào vào lúc này đều rất tốt cho thị trường bất động sản. Việc tập trung hỗ trợ phân khúc nhà giá thấp, và hỗ trợ trực tiếp đối với người mua cũng là một lựa chọn đúng trong chiến lược cơ cấu lại thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại cách làm, các quy định, thủ tục phải mang tính nhất quán và khả thi. Nên ưu tiên mục tiêu giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, thời hạn dài để giải quyết nhu cầu nhà ở, đơn giản hóa  thủ tục tín dụng để từ đó hạn chế xin - cho, để chính sách mau đi vào thực tế và phát huy hiệu quả.

An Nguyên

>> Xây dựng 350 căn hộ nhà ở xã hội
>> Giá nhà ở xã hội nên từ 8 - 12 triệu/m2
>> Ai được thuê, thuê mua nhà ở xã hội ?
>> Triển khai gói hỗ trợ lãi suất 6%: Chưa ai vay được tiền
>> Ngày đầu cho vay mua nhà lãi suất 6%/năm: Chỗ nào cũng vướng
>> Giải ngân vay mua nhà lãi suất 6%/năm chỉ trong 4 ngày

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.