Với tiểu luận Sex và triều đại, ông nằm trong số rất ít các nhà sử học nghiên cứu về đời sống tình dục trong cung đình phong kiến VN.
Sử của Tại Chí Đại Trường có biên độ rộng. Không chỉ viết sử thiên về chính trị mà ông còn nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau gần gũi với đời sống. “Có nhiều chi tiết mà những sử gia quan phương để “xổng”, khiến viết ra không có độ hấp dẫn, có nét riêng. Còn Tạ Chí Đại Trường đã len vào những câu chuyện mà trong sử chính thống ít nhắc đến”, nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn nói khi nhắc đến tiểu luận Sex và triều đại của Tạ Chí Đại Trường.
“Tạ Chí Đại Trường đã đi vào vấn đề sex (tình dục) tại các triều đại với con mắt của nhà khoa học. Ông lạnh lùng với những điều cấm kỵ, để từ đó, ông lật ra được những diễn ngôn lịch sử, xâu chuỗi những ghi chép rời rạc, lẩn khuất đằng sau những câu chữ được ghi lại”, TS Trần Trọng Dương nhìn nhận. Từ cuối thập niên 2000, một số tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường bắt đầu được in và phát hành tại VN như Thần, người và đất Việt, Những bài dã sử Việt, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Người lính thuộc địa Nam Kỳ.
Giải mã cái chết của vua Lê Thánh Tông
|
|
“Thời gian từ sau 1471 đến khi ông mất là đủ dài cho sự ủ bệnh và phát triển đến độ “lở lói” cuối cùng”, ông lý giải thêm. Ông cũng đưa ra dẫn giải vì sao một vị vua lại có thể mắc căn bệnh này. Sau khi kết thúc trận đánh vào năm 1471, nhiều nữ tù binh Chăm bị bắt để phục vụ vua, trong đó có người mắc bệnh.
“Góc khuất” hoàng cung
Ông chỉ ra sự biểu lộ tính dục trong tên các điện, cung trong cung điện. Chẳng hạn, thời nhà Lê có các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc và chỗ nằm ngủ được gọi là Trường Xuân. “Các danh xưng cùng ý nghĩ đó khiến ta ngờ rằng người đặt tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với Tống Cảo, hẳn có chủ ý liên hệ với chuyện “mây mưa”. “Lý Nhân Tông thì có cung Hợp Hoan (1089) mà sử quan không cần phải giải thích công dụng của nó, còn chúng ta thì có thể hiểu ngay”, ông viết.
Tạ Chí Đại Trường đã đưa ra nhiều chi tiết về đời sống tính dục có phần loạn luân, trụy lạc, phóng túng ở nhiều triều đại. Những quan điểm lịch sử của ông có khi ngược lại hoặc đưa ra những thông tin mới so với lịch sử chính thống. Chính điều đó khiến cho những diễn ngôn lịch sử của ông thường gai góc, có thể gây tranh cãi, nhưng lại mang đến nhiều góc nhìn. “Hãy cho rằng Trần Quốc Tuấn cướp công chúa Thiên Thành, con Thái Tông, em con chú của mình, là muốn phá gia đình kẻ đã làm tan rã nhà mình, trước khi được nghe lời trối phải báo thù của cha. Tuy nhiên khi Thái Tông gả con cho người cùng thân tộc gần (có thể là em ruột) thì rõ ràng đó là điều bình thường của thời đại, sử quan không soi mói ra để thấy là loạn luân. Lại thêm, xét cung cách tự nhiên của Quốc Tuấn lẻn vào nơi cô gái đã hứa hôn đang ở gia đình người vị hôn phu, thì ta thấy có sự thuận thảo giữa đôi bên, có sự đồng ý của cô gái, đồng thời cũng thấy có sự ngang bướng của con trai họ Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết.
Bàn về đời sống tình dục trong hoàng cung, Tạ Chí Đại Trường không quên nói đến “giống giữa”. “Vua chúa dùng người có khuyết tật vào cung khỏi cần phải thiến thì cũng tiện, nhưng khi có kẻ moi móc ra thì lại giật mình”.
Nhà sử học diễn giải vụ án Lệ Chi Viên rằng Nguyễn Trãi đã cho Thị Lộ vào cung tìm cách tiếp cận nhà vua. “Lời các hoạn quan can ngăn không làm ông co lại mà còn như chỉ dấu rằng mưu định của ông có cơ sở vững chắc hơn: Vua 17, 18 tuổi con nít ham sắc thì “vợ” ông, lớn tuổi hơn, lão luyện hơn, càng dễ xỏ mũi đắc thế hơn chứ sao! Không thấy bà Thị Lộ xúi được vua giáng chức ông đại công thần Đinh Lễ “cưng” của Lê Thái Tổ là gì! Vậy thì Nguyễn Trãi không “hiền”, là “thứ dữ” nhưng chỉ vì không vượt qua được tình thế, không thể nào ngăn trở cơn “thượng mã phong” của Lê Nguyên Long Thái Tông mà mắc vạ đấy thôi. Không phải chỉ Thái Tông mà Hiến Tông có vẻ cũng chết cùng nguyên cớ: “Tháng 5, ngày 23 (1504), vua vì ham nữ sắc bị bệnh nặng”, và ngày hôm sau thì băng. Có vẻ còn nhanh hơn cái chết của Nguyễn Tự cuối Lý qua Trần”, Tạ Chí Đại Trường viết.
Bình luận (0)