Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để... ngắm chim

22/09/2024 07:45 GMT+7

Với diện tích gần 800 m2 nằm sừng sững ngay trung tâm TP.HCM (cách chợ Bến Thành khoảng 300 m), căn biệt thự cổ gần trăm tuổi có 4 mặt tiền gây tò mò cho không ít người.

Chủ nhân căn biệt thự này là Nguyễn Văn Hảo (1890 - 1971), một trong những thương gia giàu nức tiếng Sài Gòn giữa thế kỷ 20. Ông là đại diện của hãng vỏ ruột xe hơi Michelin (Pháp) nổi tiếng thế giới, là người sở hữu rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân, 30 Trần Hưng Đạo, Q.1) lớn nhất Sài Gòn trước năm 1975 - "thánh đường" cải lương lúc bấy giờ với sức chứa hơn 1.200 người.

Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để... ngắm chim - Ảnh 1.

Ký họa của Nguyễn Thành Đức

Công trình hoàn thành năm 1937, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Art Deco đang thịnh hành thời đó với hệ cửa rộng băng ngang mặt đứng, trang trí đắp nổi chữ NG.V.HẢO… Với 4 mặt tiền, mặt đường Trần Hưng Đạo, ông Hảo cho hãng Caltex mở cây xăng; mặt tiền đường Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin ông mở showroom bán phụ tùng và bảo trì, sửa chữa xe hơi uy tín nhất Sài Gòn.

Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để... ngắm chim - Ảnh 2.

Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Sân thượng rộng dành để nuôi chim, cá, trồng nhiều cây cảnh, có cả hồ bơi nhỏ. Theo con cháu kể lại, dù nhà chỉ hai lầu, nhưng vẫn lắp thang máy "để ông Hảo lên sân thượng ngắm chim cho đỡ mỏi chân" (sau năm 1966, khi ông Hảo về quê dưỡng già, thang máy đã bị con cháu tháo ra bán).

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Ký họa của Phan Hồng Thanh - SV ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Ký họa của Phan Hồng Thanh - SV ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Theo nhiều tư liệu, công trình này "lấy mủ cây trộn với vôi cát, nước để xây thay cho xi măng". Tuy nhiên chi tiết này có lẽ chưa chính xác vì nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên của VN là nhà máy xi măng Hải Phòng đã được xây từ năm 1899 (do người Pháp mang công nghệ và kỹ thuật sang).

Biệt thự Nguyễn Văn Hảo vào một chiều mưa - tranh của KTS Phùng Thế Huy

Biệt thự Nguyễn Văn Hảo vào một chiều mưa - tranh của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Mặt đường Ký Con - ký họa của KTS Linh Hoàng

Mặt đường Ký Con - ký họa của KTS Linh Hoàng

Hiện tại, công trình đã xuống cấp, tầng dưới biệt thự này do nhà nước quản lý, con cháu ông Hảo sinh sống ở tầng trên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.