Năm 1776, mong cầu tự, bà Trần Thị Đạo (vợ một quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông) bỏ tiền xây cầu làm phúc để người dân tiện qua lại, nghỉ chân, ngắm cảnh.
Cầu đặt trên 18 cột gỗ lim (3 hàng, 6 cột/hàng), chia làm 7 gian. Gian giữa rộng nhất là nơi đặt bàn thờ bà Đạo. (Lễ cúng bà được người dân địa phương tổ chức hằng năm vào ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch).
Dài khoảng 18,7 m, rộng khoảng 5,8m (qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, hiện dài cỡ 16,8 m, rộng 4,6 m), công trình xây theo lối "thượng gia, hạ kiều" (*), thân cầu có bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Mái lợp ngói ống lưu ly (ngói tráng men xanh), khảm sành sứ, trang trí rồng phượng…
Cầu ngói Thanh Toàn đã nhiều lần được đưa vào ca dao, thơ ca, được in lên tem năm 2012.
(*) "Thượng gia, hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu): còn gọi là cầu ngói hay đình kiều (trên cầu có đình), là cây cầu gỗ có mái che phía trên, có chỗ để khách nghỉ ngơi, buôn bán, thực hành nghi lễ tín ngưỡng. Kiểu cầu này xuất hiện ở VN khoảng giữa thế kỷ 15, khi người Nhật xây Chùa Cầu ở Hội An. Hiện tại, VN chỉ còn vài cây cầu ngói ở Hội An, Huế, Ninh Bình, Nam Định…
Bình luận (0)