Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

26/05/2024 07:30 GMT+7

Khánh thành năm 1962 trên ngọn đồi 34 ha, Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt (viết tắt Trung tâm; tọa lạc tại số 1 Nguyên Tử Lực) có mục đích nâng cao mức sống nhân loại và phụng sự hòa bình.

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 1.

Mặt bằng tổng thể giống bát quái đồ hình tròn - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 2.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 3.

Ký họa của KTS Trần Nhật Minh

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 4.

Ký họa của KTS Nguyễn Hoàng Quân

KTS cung cấp

Trung tâm có KTS Ngô Viết Thụ tham gia thiết kế, phần kỹ thuật thi công do một trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Mỹ phụ trách. Tại đây, một lò nguyên tử (do chính phủ Mỹ tài trợ) với công suất 250 kW cũng được xây dựng (đến năm 1968 thì ngưng), là lò nguyên tử đầu tiên ở Đông Nam Á đạt trạng thái tới hạn (năm 1963). Ban đầu phía Mỹ thiết kế lò là khối vuông, KTS Ngô Viết Thụ đã sửa lại thành khối ống, vừa tăng công năng, rút gọn giao thông cả tiếp cận lẫn thoát hiểm. Trong tập san Xây dựng mới (năm 1961), ông Ngô Viết Thụ từng giải thích khoảng trống giữa lò và cung tròn là hoa viên lập theo hình bát quái. Mặt bằng tổng thể giống bát quái đồ hình tròn, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền và kiến trúc thời đại nguyên tử.

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 5.

Ban đầu Mỹ thiết kế lò là khối vuông, KTS Ngô Viết Thụ đã sửa lại thành khối ống vừa tăng công năng, rút gọn giao thông cả tiếp cận lẫn thoát hiểm - ký họa của KTS Linh Hoàng

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 6.

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 7.

Ký họa của Huỳnh Hoàng Khang - SV trường ĐH Văn Lang

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 8.

Ký họa của KTS Hoàng Dũng

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 9.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Theo Đà Lạt - Một thời hương xa (Nguyễn Vĩnh Nguyên), Trung tâm đặt dưới đáy bể bằng nhôm chứa nước chưng cất tinh khiết, tường dày 2,5 m để tránh nhiễm xạ. Từ năm 1963 - 1966, Trung tâm có sản xuất đồng vị phóng xạ dạng tinh khiết phục vụ y khoa điều trị ung thư và các bệnh cần xạ trị. Tại đây cũng cung cấp các thiết bị đo phóng xạ cho các bác sĩ, chuyên gia làm việc trong môi trường có sử dụng tia phóng xạ. Nhiều chuyên gia nước ngoài lẫn nhà nghiên cứu VN tại nước ngoài đã về đây làm việc.

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 10.

Cổng vào Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - ký họa của Nguyễn Anh Khoa, sinh viên khoa Kiến trúc, Trường ĐH Văn Lang

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 11.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 12.

Ký họa của KTS Quý Nguyễn

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 13.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

KTS cung cấp

Năm 1984, Trung tâm đổi tên thành Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và lò nguyên tử cũng trở lại hoạt động với công suất gấp đôi, cung cấp đồng vị phóng xạ cho ngành y tế, nông nghiệp.

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 14.

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 15.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Góc ký họa: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt- Ảnh 16.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

KTS cung cấp

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.