Gốm cổ Bình Định và mối liên hệ với kinh đô Thăng Long

30/10/2017 07:31 GMT+7

Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Gốm cổ Bình Ðịnh - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ 11 - 15).

Cuối tuần qua, tại TP.Quy Nhơn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Gốm cổ Bình Ðịnh - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ 11 - 15).
Hơn 80 nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước đã tham dự. Ban tổ chức cũng đã nhận được 40 bài tham luận, trong đó có 24 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và 16 bài tham luận của các học giả đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Philippines và Brunei.
Các giả thuyết đã được đưa ra và giải mã như loại hình, đặc trưng, niên đại, vai trò của gốm Bình Định trong đời sống văn hóa, xã hội Champa và Đại Việt trong lịch sử; lịch sử hình thành, phát triển của các trung tâm sản xuất gốm cổ ở tỉnh Bình Định, chủ nhân của các lò gốm này; vai trò, vị thế của gốm cổ Bình Định trong hệ thống thương mại biển châu Á và trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; mối quan hệ giữa gốm cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ 11 - 15).
Trước đó, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, học giả dự hội thảo đã được ban tổ chức giới thiệu đến các di chỉ gốm cổ, tháp Chăm cổ tại Bình Định như di chỉ gốm Gò Sành, gò Cây Me, Tháp Dương Long, Trường Cửu...

tin liên quan

Tìm thấy bình gốm cổ có minh văn
Mới đây, một người dân ở TX.An Nhơn (Bình Định) trong khi canh tác tại Gò Tháp, xã Nhơn Hậu (TX.An Nhơn), đã tìm thấy chiếc bình gốm đất nung không tráng men còn khá nguyên vẹn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.