Theo Google, DOJ đã có cơ hội để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực mà họ cho là có ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại chọn cách "thúc đẩy một chương trình nghị sự can thiệp triệt để", điều này có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ và vị thế lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ.
Nhiều tác động vào Google
Công ty nhấn mạnh rằng việc buộc phải thoái vốn khỏi Chrome và Android sẽ đe dọa tính bảo mật và quyền riêng tư của hàng triệu người dùng. Họ cũng lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc tiết lộ thông tin tìm kiếm cá nhân của người Mỹ cho một số lượng không xác định các công ty trong và ngoài nước. Hơn nữa, Google sẽ phải giảm đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực mà họ đang dẫn đầu.
Đề xuất của DOJ cũng có thể ảnh hưởng đến các dự án đổi mới khác, như Mozilla Firefox, mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào thỏa thuận tìm kiếm với Google. Quyền truy cập vào dịch vụ tìm kiếm của Google sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng công bố kế hoạch thành lập "Ủy ban kỹ thuật" có quyền quyết định về dịch vụ tìm kiếm của Google nhằm tạo ra quyền lực lớn đối với hoạt động của người dùng trên internet. Kết quả là, trên điện thoại Google Pixel, người dùng sẽ phải đối mặt với 2 màn hình lựa chọn trước khi truy cập vào công cụ tìm kiếm và thiết kế của các màn hình này sẽ phải được Ủy ban kỹ thuật phê duyệt.
Google nhấn mạnh họ cung cấp "công cụ tìm kiếm chất lượng cao nhất trong ngành" và được hàng trăm triệu người dùng tin tưởng hằng ngày. Tuy nhiên, đề xuất của DOJ sẽ mở rộng quyền lực của chính phủ ở quy mô chưa từng có, điều mà Google cho rằng sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng, nhà phát triển và doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, đồng thời đe dọa sự lãnh đạo kinh tế và công nghệ của Mỹ vào thời điểm cần thiết nhất.
Bình luận (0)