Không tăng giá giờ cao điểm
Ứng dụng gọi xe công nghệ Aber từ Đức vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM. Đây là ứng dụng gọi xe thông minh trên nền tảng 4.0 được phát triển bởi nhóm kỹ sư người Việt du học tại châu Âu, đã được hoàn thiện để phù hợp với môi trường Việt Nam.
Aber công bố sẽ tung ra 6 dịch vụ gồm là Aber bike (xe ôm công nghệ), Aber car (taxi công nghệ), Aber truck (xe giao hàng, xe tải), Aber travel (trải nghiệm du lịch), Aber Business (xe doanh nghiệp), Aber Express (dịch vụ giao hàng). Trước mắt, Aber sẽ ưu tiên đẩy mạnh mảng xe ôm và taxi công nghệ.
tin liên quan
Độc quyền, Grab thẳng tay tăng giá cướcKhông chỉ ưu đãi tài xế, đại diện Aber cũng cam kết sẽ không tăng giá cước trong giờ cao điểm, đảm báo mức giá tốt nhất cho khách hàng.
|
Chơi lớn, cần đầu tư lớn
Đáng nói là khoảng trống từ Uber để lại được đánh giá là cơ hội vàng cho các DN nội sau hơn 2 năm bị ép sân bởi Uber, Grab nhưng thực tế không diễn ra như vậy. Trước Aber, Công ty cổ phần xe khách Phương Trang cũng tuyên bố đầu tư ít nhất 100 triệu USD vào ứng dụng gọi xe Vivu để tạo ra một hệ sinh thái thương mại điện tử có tên là VATO, mức chiết khấu cho tài xế chỉ 20%, người dùng có quyền trả giá. Mai Linh Bike (ứng dụng đặt xe máy của Tập đoàn Mai Linh) cũng lập tức tung ra nhiều chương trình hấp dẫn nhằm chiêu mộ số lượng lớn tài xế xe máy của Uber.
tin liên quan
Hãng gọi xe Go-Jek chuẩn bị vào Việt NamChuyên gia tư vấn chiến lược và quản lý doanh nghiệp Đỗ Hòa nhìn nhận vận tải hành khách thông qua phần mềm thông minh đang là thị trường tiềm năng nhưng không dễ "ngon ăn", đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt. Cái khó lớn nhất là về nguồn lực, năng lực tài chính. Các doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận đầu tư mạnh giai đoạn đầu, sau đó gọi vốn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài "nhảy" vào mới có thể duy trì các chương trình khuyến mãi mạnh như vậy. Doanh nghiệp Việt khó làm được điều đó.
Theo ông Hòa, một doanh nghiệp mới ra thì việc đầu tiên cần làm là quảng bá, đầu tư vào các hoạt động marketing để cải thiện độ nhận diện thương hiệu. Sau đó, khi thương hiệu đã được nhận biết, người tiêu dùng sẽ dùng thử thì việc của doanh nghiệp là phải chứng minh sản phẩm của mình tốt, không thua kém đối thủ cạnh tranh.
"Người Việt Nam muốn ủng hộ doanh nghiệp trong nước nhưng số khách hàng chấp nhận khó khăn để ủng hộ doanh nghiệp rất ít. Đơn cử như VATO, chỉ 1, 2 lần gọi xe không được, khách hàng sẽ sẵn sàng xóa ứng dụng và sử dụng phương tiện khác dù giá cao hơn. Chính vì thế, muốn tham gia cuộc chơi lớn, nhà đầu tư phải sẵn sàng chi mạnh, chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực cả về tài chính lẫn công nghệ, chấp nhận lỗ giai đoạn đầu để duy trì sự ủng hộ của người dùng”, ông Hòa chia sẻ.
Theo chuyên gia Đỗ Hòa, không chỉ doanh nghiệp Việt, bất cứ doanh nghiệp nào xuất hiện cũng đều mang lại lợi ích, tạo sự cạnh tranh, tốt cho thị trường, tốt cho người tiêu dùng. Vì thế nhà nước cần tạo điều kiện tối đa, cải cách công tác quản lý theo kịp sự thay đổi của công nghệ để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng.
Grab tăng giá gần gấp đôi taxi
Từ ngày thâu tóm Uber khu vực Đông Nam Á, Grab bị nhiều khách hàng phản ánh đẩy giá cước tăng đến 20 - 30%, trong khi chất lượng phục vụ ngày càng đi xuống. Chị Hoàng Trang (ngụ tại Q.4, TP.HCM) cho biết, chiều 10.6, chị đặt GrabCar 7 chỗ đi từ đường Hoàng Diệu (Q.4) đến đường Đinh Công Tráng (Q.1) thì được báo giờ cao điểm, giá 117.000 đồng. Cũng khoảng đường đó quay về, Grab không thông báo giờ cao điểm nhưng giá lên tới 119.000 đồng, trong khi chị bắt taxi Vinasun giá chỉ hơn 70.000 đồng. Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho biết Grab tăng giá cước tối thiểu để tạo công bằng cho tài xế khi giá xăng đã tăng 6 lần từ năm 2017 đến nay.
|
Bình luận (0)