Theo GS-KTS Hoàng Đạo Kính, công trình “ngọn hải đăng” trên sông Hàn sẽ làm con sông lụa là này quá tải. Nó cũng là một dự án phản văn hóa, thiển cận.
"Tôi hiểu việc xây dựng một hải đăng trên sông Hàn, giữa TP.Đà Nẵng không phải để làm chức năng của một ngọn hải đăng bình thường. Nó đâu phải chỉ để chỉ đường cho tàu bè đi lại. Chắc chắn người ta muốn xây dựng một biểu tượng. Giữa TP thì nó mang tính biểu tượng là chính. Nếu đã ý nghĩa là biểu tượng thì nó phải đặt đúng chỗ, đắc địa mà phải đi được vào lòng dân, lòng người hôm nay và ngày mai" - GS Hoàng Đạo Kính nói.
Ông Kính cũng cho rằng, ở Đà Nẵng chẳng thiếu gì chỗ đắc địa rộng rãi mà phải đặt vào một con sông lụa là như thế, làm chật một đại lộ nước - nơi tạo cảnh quan đô thị mà chỉ Đà Nẵng mới có. Với sông Hàn giờ này, tốt nhất là phải chăm sóc hai bờ sông. Hiện tại mới chỉ có một bờ được chăm sóc tốt, với những không gian nghỉ ngơi cho người dân. Còn bờ sông phía bên kia nhà cửa xây nát vụn, chen lấp cảnh quan ở bán đảo Sơn Trà, phối cảnh nhìn ra không ổn. Nếu Đà Nẵng muốn làm gì cho sông Hàn thì nên dành sự quan tâm chú ý để tạo dựng cảnh quan điểm nhấn hai bờ sông trên cơ sở giữ cho hai bên con sông được sạch.
Như vậy, việc đặt “hải đăng” đồng thời là khách sạn này giữa sông Hàn sẽ mang đến nhiều mâu thuẫn phải không, thưa ông?
Chính xác. Chúng ta thấy trùng trùng mâu thuẫn ở đây. Có mâu thuẫn giữa một biểu tượng và một công năng. Rồi lại có mâu thuẫn vì công năng chứa tải ấy đặt lên một cảnh quan không thể chứa tải thêm được.
Là một biểu tượng với hình hài đi mượn là hải đăng, nó cần được đặt đúng chỗ. Như bây giờ, nó không có khả năng làm thỏa lòng người ta. Con cháu nhìn vào, mai sau sẽ thế nào. Nó sẽ phản tác dụng, muốn nhổ đi cũng không được nữa. Cho nên tốt nhất không nên đụng vào cái mảnh đất đẹp nhất ở đó. Hiện tại đã phản đối rồi, nhưng trong tương lai sự phản đối sẽ còn nhiều thêm.
Chưa kể, Đà Nẵng luôn tự hào mình độc đáo, độc đáo trong cách nghĩ, độc đáo trong cách làm. Thế thì tại sao với dự án muốn tạo ra một thương hiệu cho mình mà lại đi mượn thương hiệu Marina Bay - một thương hiệu đã quá nổi tiếng ở Singapore. Làm biểu tượng mà lại đi lấy thương hiệu của nước khác, thì nó thiển cận.
Theo ông, cần rút ra bài học văn hóa gì từ dự án?
Lâu nay với sự năng động, Đà Nẵng đã có bứt phá, bản thân chính hình ảnh Đà Nẵng - một đô thị có con đường bứt phá riêng đã là một ngọn hải đăng rồi. Không cần phải có thêm hải đăng trên sông Hàn kiểu này nữa.
Như vậy, việc đặt “hải đăng” đồng thời là khách sạn này giữa sông Hàn sẽ mang đến nhiều mâu thuẫn phải không, thưa ông?
|
Là một biểu tượng với hình hài đi mượn là hải đăng, nó cần được đặt đúng chỗ. Như bây giờ, nó không có khả năng làm thỏa lòng người ta. Con cháu nhìn vào, mai sau sẽ thế nào. Nó sẽ phản tác dụng, muốn nhổ đi cũng không được nữa. Cho nên tốt nhất không nên đụng vào cái mảnh đất đẹp nhất ở đó. Hiện tại đã phản đối rồi, nhưng trong tương lai sự phản đối sẽ còn nhiều thêm.
Chưa kể, Đà Nẵng luôn tự hào mình độc đáo, độc đáo trong cách nghĩ, độc đáo trong cách làm. Thế thì tại sao với dự án muốn tạo ra một thương hiệu cho mình mà lại đi mượn thương hiệu Marina Bay - một thương hiệu đã quá nổi tiếng ở Singapore. Làm biểu tượng mà lại đi lấy thương hiệu của nước khác, thì nó thiển cận.
Theo ông, cần rút ra bài học văn hóa gì từ dự án?
Lâu nay với sự năng động, Đà Nẵng đã có bứt phá, bản thân chính hình ảnh Đà Nẵng - một đô thị có con đường bứt phá riêng đã là một ngọn hải đăng rồi. Không cần phải có thêm hải đăng trên sông Hàn kiểu này nữa.
|
Bình luận (0)