GS Mỹ gốc Việt Lưu Lệ Hằng giao lưu với giới trẻ mê khoa học

21/07/2015 21:46 GMT+7

(TNO) Chiều 21.7, GS Lưu Lệ Hằng (52 tuổi, quốc tịch Mỹ gốc Việt) đã có buổi nói chuyện và giao lưu với hơn 1.000 học sinh, sinh viên, công chúng yêu khoa học về chủ đề 'Cách nhìn mới về hệ Mặt trời và những khám phá của thiên văn học liên quan' tại Hội trường Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định.

(TNO) Chiều 21.7, GS Lưu Lệ Hằng (52 tuổi, quốc tịch Mỹ gốc Việt) đã có buổi nói chuyện và giao lưu với hơn 1.000 học sinh, sinh viên, công chúng yêu khoa học về chủ đề 'Cách nhìn mới về hệ Mặt trời và những khám phá của thiên văn học liên quan' tại Hội trường Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định.

Giới trẻ yêu thích khoa học đặt câu hỏi giao lưu với GS. HằngBạn trẻ đặt câu hỏi giao lưu với GS Lưu Lệ Hằng

Chương trình giao lưu do Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tổ chức.

GS Lưu Lệ Hằng hiện đang công tác tại Khoa thiên văn học thuộc Viện đại học Harvard và phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ). Năm 1992, bà cùng GS David Jewitt đã khám phá ra Vành đai Kuiper với 70.000 thiên thạch, từ đó mở ra hướng đi mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành của Hệ Mặt trời.

Năm 2012, bà vinh dự nhận được hai giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực thiên văn học: Giải thưởng Shaw năm 2012 và Giải thưởng Kavli.

Tên của bà được cộng đồng thiên văn học thế giới đặt tên cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời là 5430 Luu.

GS. Hằng trả lời câu hỏi của các bạn trẻGS Lưu Lệ Hằng (trái) trả lời câu hỏi của các bạn trẻ

Tại buổi giao lưu, nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi cho GS Lưu Lệ Hằng về những vấn đề liên quan đến sự khám phá ra Vành đai Kuiper, về Hệ Mặt trời, sự khó khăn của một người phụ nữ khi làm khoa học và nhất là làm thế nào để giới trẻ Việt Nam thực hiện được ước mơ nghiên cứu thiên văn học...

GS Lưu Lệ Hằng cho rằng khi người phụ nữ làm khoa học hay một lĩnh vực nào thì ở phương Tây cũng như Việt Nam, đều có những khó khăn nhất định dù trong xã hội đã có sự bình đẳng giới. Sự khó khăn của người phụ nữ khi làm khoa học tùy vào cá nhân của mỗi người, của từng gia đình và ở các quốc gia cũng có sự khác nhau.

“Tôi hy vọng những khó khăn của phụ nữ khi làm việc so với nam giới sẽ được giải quyết trong tương lai. Sự khó khăn lớn nhất trong quá trình làm khoa học của tôi là thuyết phục mọi người nghiêm túc hơn trong nhận xét về người phụ nữ làm khoa học và tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc tốt hơn”, GS Hằng nói.

Kết khúc buổi giao lưu, nhiều học sinh, sinh viên vẫn nán  lại, trò chuyện với GS. HằngKết khúc buổi giao lưu, nhiều học sinh, sinh viên vẫn nán lại, trò chuyện với GS Hằng

GS Lưu Lệ Hằng cho rằng để trở thành một nhà thiên văn học hay một lĩnh vực khoa học nào thì không bao giờ muộn đối với những người thực sự đam mê nhưng chúng ta nên bắt đầu từ bây giờ. Nếu không có điều kiện để thực sự nghiên cứu về khoa học thì chúng ta cũng nên tìm hiểu cho biết về vấn đề mình quan tâm.

Các học sinh, sinh yêu thích thiên văn học ở Việt Nam có thể tiếp cận được lĩnh vực khoa học này sau khi Tổ hợp không gian khoa khọc tại Bình Định của GS Trần Thanh Vân (Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam) hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, còn có thể tìm hiểu thông tin trên sách, báo hoặc có thể liên hệ với các nhà nghiên cứu khoa học thiên văn.

“Để một người trẻ đam mê khoa học được thực hiện ước mơ của mình thì trước hết phải kiên nhẫn, mình đam mê thì mình sẽ nghĩ về nó rất nhiều và cố gắng hết sức mình cho việc học hành và làm việc cho gia đình. Ngoài ra còn có cả sự may mắn nữa”, GS Lưu Lệ Hằng chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.