Hôm qua (6.12), HĐND TP.Hà Nội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư trung hạn. Theo tờ trình, UBND TP đã rà soát và đề xuất 52 dự án, công trình trọng điểm ở Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, với tổng mức đầu tư hơn 503.300 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị có 38 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 452.200 tỉ đồng.
Về nghị quyết biên chế hành chính, sự nghiệp TP năm 2017, ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cho biết sau khi rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, hiện TP đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 22 sở và tương đương, sau sắp xếp giảm từ 204 phòng xuống 158 phòng (giảm 46 phòng), giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng.
tin liên quan
Chi 128 tỉ nạo vét bùn hồ Tây nhưng không thấy bùn: Bí thư quận lên tiếngLiên quan đến phát biểu của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung 'chi 128 tỉ đồng nạo vét bùn hồ Tây nhưng không thấy khối bùn nào', Bí thư quận Tây Hồ khẳng định không có chuyện này và quận sẽ báo cáo lại thành phố.
Cũng vào hôm qua, báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, khóa 9 HĐND TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhìn nhận môi trường kinh doanh, sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động. Một số chỉ tiêu kinh tế tuy có tăng nhưng mức tăng thấp hơn so cùng kỳ. Năm 2017, ông Phong cho biết khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, nguồn thu giảm do thực hiện miễn giảm các loại thuế theo lộ trình hội nhập quốc tế đã cam kết, phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và TP áp dụng trong thời kỳ 2017 - 2020 là 18% (giai đoạn 2011 - 2016 là 23%), trong khi đó phải cân đối đạt chỉ tiêu thu ngân sách nộp trung ương giao năm 2017 là 347.882 tỉ đồng, tăng 15,79% so dự toán năm 2016 (306.180 tỉ đồng).
tin liên quan
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: TP.HCM nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranhMục tiêu của TP.HCM là nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của thành phố gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết.
Cùng ngày 6.12, kỳ họp HĐND đương nhiệm các tỉnh thành Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Cần Thơ cũng đã khai mạc. Tại kỳ họp HĐND TP.Hải Phòng khóa 15, UBND TP.Hải Phòng đã có tờ trình xin ý kiến để tháo dỡ hệ thống nhạc nước trên hồ Tam Bạc ở trung tâm TP. Lý do phải tháo dỡ là do hệ thống này không đảm bảo về mặt kỹ thuật, nghệ thuật; vị trí lắp đặt không phù hợp; không đảm bảo mỹ quan và làm ảnh hưởng đời sống người xung quanh.
Trong phiên họp của HĐND Bình Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai khẳng định, phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu nhưng không đánh đổi môi trường sống của người dân. Về việc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ đổ khoảng 1,5 triệu m3 bùn cát sau nạo vét cảng ra biển, ông Hai cho rằng: “Quan điểm của tỉnh là phải rất thận trọng. Bộ TN-MT sẽ thuê một đơn vị độc lập vào Bình Thuận thẩm định, đánh giá lại việc này xem mức độ ảnh hưởng đến đâu mới được triển khai”.
tin liên quan
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận: 'Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế'Vấn đề "nóng" đổ bùn xuống biển và cắt giảm 1.000 ha Khu bảo tồn biển Hòn Cau ở nhiệt điện Vĩnh Tân được mổ xẻ căng thẳng phiên họp thứ nhất của HĐND tỉnh Bình Thuận.
Bình luận (0)