* Đề xuất cho xe đạp vào phố đi bộ Hà Nội
Theo đó, 5 năm trước tăng trưởng kinh tế 9,23% nhưng hạ tầng chỉ tăng 3,4% là hết sức nguy hiểm, nhất là khi dân số đang tăng nhanh. Nếu không xử lý quyết liệt thì những bất cập về đô thị sẽ tác động đến ổn định kinh tế xã hội. Trong khi đó, 8 tuyến đường sắt đô thị mới triển khai được 3 tuyến, tuyến Cát Linh - Hà Đông đến hết sang năm mới xong, Nhổn - ga Hà Nội dự kiến cuối năm 2020 mới hoàn thành. Tháo gỡ cho vấn đề hạ tầng chính là hệ thống tàu điện ngầm, nhưng 8 tuyến trên là chưa đủ cho TP hơn 10 triệu dân, phải tiếp tục quy hoạch các tuyến kết nối.
Ông Hoàng Trung Hải cũng đặt vấn đề cần tính các biện pháp cụ thể để hạn chế xe cá nhân. “Cũng đã đến lúc tính đến việc vận động người dân đồng thuận đỗ xe theo ngày chẵn lẻ, kiểm soát không chỉ xe máy mà cả ô tô. Nếu không sẽ không thể đáp ứng được một đô thị lớn và đang tăng trưởng rất nhanh”, theo ông Hải.
Cũng vào ngày 28.9, tại Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng tại Hà Nội, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng trở ngại lớn nhất của xe đạp chính là xe máy khi nhiều người dân đi 200 m cũng leo lên xe máy. Để đề án có chỗ đứng cho xe đạp công cộng, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị Sở GTVT báo cáo UBND TP.Hà Nội trong không gian phố đi bộ nên cho phép xe đạp đi vào, xem xét những đoạn tuyến phố mật độ giao thông cao, nhưng tốc độ không quá 30 km/giờ thì xe đạp và các xe khác tham gia lưu thông bình thường mà không cần phải phân làn giao thông.
Bình luận (0)