Hà Nội kém năng động

17/04/2015 00:00 GMT+7

Đó là kết quả xếp hạng PCI (đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với Tổ chức USAID (Mỹ) khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp VN công bố hôm qua.

Đó là kết quả xếp hạng PCI (đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN(VCCI) phối hợp với Tổ chức USAID (Mỹ) khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp VN công bố hôm qua.

Hà Nội kém năn g độngRất đông đại biểu USAID và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố tham dự lễ công bố - Ảnh: Tuấn Anh
Chỉ số PCI là một chỉ số quan trọng nhất được Chính phủ ghi nhận để đo lường năng lực điều hành của bộ máy chính quyền địa phương, về môi trường kinh doanh các tỉnh.
Đà Nẵng bảo vệ ngôi đầu
Theo báo cáo PCI năm 2014 được công bố hôm qua, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với 66,87 điểm. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, thành viên nhóm nghiên cứu, đây là kết quả của chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng” mà thành phố này đã triển khai để cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD) một cách hiệu quả. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp (DN), Đà Nẵng là thành phố có mức độ minh bạch cao. 76% DN cho biết khi họ khó khăn, chính quyền linh hoạt giải quyết trong khuôn khổ pháp luật và là thành phố/tỉnh duy nhất chất lượng cơ sở hạ tầng không bị suy giảm so với năm 2013 và cũng là thành phố/tỉnh duy nhất có chưa tới 2 cuộc thanh tra, kiểm tra DN FDI/năm.
Xếp dưới Đà Nẵng là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm). “Đây là những địa phương trong năm qua có những sáng kiến độc đáo, hiệu quả để cải thiện MTKD, như Lào Cai có sáng kiến xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh tới cấp huyện”, ông Tuấn nói.
Khối DN FDI cho biết, tần suất chi trả chi phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư tới quá trình đấu thầu, xuất nhập khẩu... ngày càng tăng và họ quan ngại về hiệu quả kinh doanh tại VN
Ông Edmund Malesky, Trưởng nhóm nghiên cứu về PCI
Đáng chú ý, lần đầu tiên trong 10 năm tiến hành điều tra, xếp hạng PCI, TP.HCM đã được các DN chấm điểm cao, xếp ở vị trí thứ 4 trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất (nhóm rất tốt), trước tỉnh Quảng Ninh. Nhóm 5 tỉnh, thành phố tiếp theo (nhóm tốt) được DN đánh giá cao là các tỉnh, thành có MTKD thuận lợi, điều hành kinh tế - xã hội hiệu quả nhất gồm: Vĩnh Phúc, Long An, Thái Nguyên, Kiên Giang, Bắc Ninh.
Tuyên Quang được cho là “hiện tượng” khi 2 năm trước trong nhóm cuối bảng xếp hạng nhưng năm 2014 đã tăng 13 bậc với điểm PCI tổng hợp tăng lớn nhất. Theo giải thích của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang là do năm 2013, tỉnh này sau khi bị xếp gần cuối bảng đã lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình hành động cải thiện chỉ số PCI và có một loạt những cải cách hành chính.
Trong nhóm 6 tỉnh, thành phố “bị” các DN chấm điểm PCI thấp nhất, đội sổ là Điện Biên với chỉ 50,32 điểm. Tỉnh này cũng được DN “chấm điểm” thấp nhất về chi phí không chính thức, chi phí thời gian và thiết chế pháp lý. Xếp trên Điện Biên trong nhóm cuối là Lai Châu (50,6 điểm), Cao Bằng (52,04 điểm), Hà Giang (52,47 điểm), Bắc Kạn (53,02 điểm) và Cà Mau (53,22 điểm). Một thông tin đáng lưu ý là Hà Nội, tuy ở vị trí xếp hạng 26 nhưng lại bị đa số DN cho là thành phố kém năng động nhất trong việc tạo thuận lợi cho kinh doanh. Tỉnh Lào Cai được chấm điểm đứng đầu về tính minh bạch và cạnh tranh bình đẳng. Trong khi đó, Cà Mau bị xếp thấp nhất về chỉ số minh bạch.
Chi phí không chính thức ngày càng tăng
Khảo sát PCI năm nay có 9.859 DN tham gia trả lời các phiếu điều tra, phỏng vấn, trong đó có 1.491 DN FDI, ghi nhận nhiều cải thiện trong điều hành kinh tế - xã hội ở các tỉnh, rõ rệt nhất ở các thủ tục gia nhập thị trường, tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ DN, đào tạo lao động và giảm chi phí thời gian…
Theo nhóm nghiên cứu, thời gian chờ đợi của DN để chính thức đi vào hoạt động năm 2014 đã giảm rõ rệt, chất lượng hoạt động của bộ máy “một cửa” các địa phương đều tăng lên; DN được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách và mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ hỗ trợ DN và đào tạo lao động cũng tăng lên. Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho thấy một số vấn đề đáng lo ngại như chi phí không chính thức (lót tay, hối lộ) tăng lên, việc tiếp cận đất đai ngày càng khó khăn hơn…
Theo ông Edmund Malesky, Trưởng nhóm nghiên cứu về PCI, việc điều tra PCI 2014 cũng đã mở rộng đến khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 1.491 DN từ 43 quốc gia tham gia. Những kết quả khảo sát cho thấy tâm lý lạc quan nhất định trong khối này về MTKD với 16,3% ý kiến cho biết đã tăng vốn đầu tư, trên 50% DN trả lời có ý định tăng quy mô hoạt động, tỷ lệ cao nhất từ năm 2010 và trên 65% DN cho biết đã tuyển dụng thêm lao động. Tuy nhiên, nhiều DN FDI có cảm nhận chung là MTKD của VN đang kém hấp dẫn so với các quốc gia khác về chi phí không chính thức, chất lượng hành chính công (giáo dục, y tế) kém và chất lượng cơ sở hạ tầng kém, chỉ ngang bằng với Lào và Campuchia. Việc thiếu lao động tay nghề khiến các DN FDI phải đào tạo thêm (chiếm 20 - 35% số lao động mới tuyển dụng), làm tăng chi phí kinh doanh cũng là một vấn đề lớn.
“Khối DN FDI cho biết, tần suất chi trả chi phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư tới quá trình đấu thầu, xuất nhập khẩu... ngày càng tăng và họ quan ngại về hiệu quả kinh doanh tại VN. Ngoài ra, gánh nặng quy định, chính sách phải tuân thủ với các thủ tục cấp phép, thanh tra, thủ tục… tại các cảng biển cũng khiến khối DN này lo ngại”, ông Edmund Malesky cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.