Hà Nội phong tỏa tạm thời Park9 Timescity vì ca nghi nhiễm Covid-19: Cư dân vẫn bình tĩnh

23/05/2021 15:16 GMT+7

Dù tòa nhà nơi mình sinh sống đang bị phong tỏa vì có ca nghi nhiễm Covid-19 nhưng cư dân tòa Park9, Khu đô thị Timescity (Hà Nội) vẫn bình tĩnh, không hoang mang dù việc sinh hoạt có nhiều đảo lộn.

Chiều tối 22.5, cư dân tòa Park9, Khu đô thị Timescity nhận được thông báo tạm thời không rời khỏi nơi cư trú do có ca nghi nhiễm Covid-19, là con của chuyên gia Ấn Độ, đang tạm trú tại tòa nhà này.
Đến sáng 23.5, lực lượng bảo vệ vẫn căng dây, chốt trực dưới chân tòa nhà, cư dân không được phép ra ngoài. Người thân, shipper mang đồ ăn đến cho cư dân bên trong tòa nhà phải gửi cho bảo vệ ở điểm chốt. Hàng quán bán đồ nhu yếu phẩm xung quanh tòa nhà vẫn mở bán, cư dân vẫn có thể nhờ lực lượng bảo vệ hoặc người ở ngoài mua hộ.

Người dân tranh thủ lấy đồ ăn khi không được ra ngoài

Ảnh: Dương Lan

“Bình tĩnh, không lo lắng”

Sau khi nhận được thông báo tòa nhà mình sinh sống đang tạm thời bị phong tỏa, chị Nguyễn Thị Hà (39 tuổi, cư dân tòa Park9) ở nguyên trong nhà cho đến khi có thông báo mới. Chị tranh thủ xuống gặp lực lượng bảo vệ đang chốt trực dưới chân tòa nhà để lấy đồ ăn được shipper gửi sẵn ở đó. Chị đã thanh toán tiền khi mua hàng bằng giao dịch online nên không trực tiếp tiếp xúc với nhiều người, chỉ xuống nhà lấy đồ và lên nhà.
“Nhận được thông báo tạm thời phong tỏa lúc đầu cũng hơi bất ngờ nhưng không quá nhiều lo lắng. Phong tỏa tòa nhà cuộc sống cũng có chút xáo trộn, bất tiện không được ra ngoài, đồ ăn cũng phải nhờ người mua rồi lấy hộ. Cũng may khu này mọi thứ rất tiện, hàng quán bán đồ thiết yếu vẫn mở, shipper vẫn làm việc nên chỉ cần xuống nhà lấy đồ là được. Giờ chỉ mong dịch hết thật nhanh để cuộc sống trở lại bình thường, thoải mái không phải phong tỏa như thế này”, chị Hà chia sẻ.

Trưa 23.5: Thêm 22 ca Covid-19 trong nước tại 4 địa phương

Đến chốt trực của lực lượng bảo vệ để lấy đồ ăn, anh Nguyễn Thanh Tùng (35 tuổi) cho biết, sau khi nhận được thông báo tạm thời cách ly, không được ra ngoài, anh đã nghiêm chỉnh chấp hành để đảm bảo an toàn.
“Chiều tối qua nhận được thông báo tòa nhà tạm thời phong tỏa mới đầu cũng có chút lo lắng. Nhưng ở khu này trước đó cũng có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng dịch nên rất yên tâm. Trước đó, ở Timescity cũng có tòa Park10 phải phong tỏa nên không quá bỡ ngỡ, hy vọng mọi người đều âm tính hết để tháo dỡ nhanh”, anh Tùng nói.

Nhiều người đồ ở chốt trực, ghi địa chỉ người bảo vệ mang cho người thân

Ảnh: Dương Lan

Do không được ra ngoài nên cuộc sống của anh Tùng có chút thay đổi nhưng anh cũng chấp nhận làm theo quy định để chống dịch. Khi xuống gặp bảo vệ lấy đồ anh đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn để đảm bảo an toàn.
“Bình thường ngày cuối tuần tôi cũng ở nhà nhưng chỉ khác giờ không được xuống chân mua đồ, muốm mua gì cũng phải nhờ người khác. Không được ra ngoài nên từ mai tôi sẽ ở nhà làm online, biết khó khăn nhưng cũng chấp nhận, mong không ai dương tính”, anh Tùng chia sẻ.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 42 tử vong – Bệnh nhân 3022

Động viên con cái không hoang mang

Bà Phạm Thị Ngọc (56 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) tranh thủ mang đồ ăn sang cho con gái sau khi nghe tin tòa nhà con mình sống tạm thời phong tỏa vì dịch Covid-19. Bà Ngọc cho biết, bản thân cũng thấy lo lắng và không biết sẽ phải giãn cách đến bao giờ.

Ai nấy đều đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn

Ảnh: Dương Lan

“Con gái và con rể tôi ở tòa đang tạm phong tỏa nên đi lại cũng khó khăn, sinh hoạt bị đảo lộn hết. Nghe tin không ra ngoài được, tôi gọi điện bảo con gái muốn ăn gì rồi mua mang đến chứ các con ở đó đi lại cũng khó”, bà Ngọc nói.
Nói chuyện qua điện thoại với con, bà Ngọc cũng nhắc nhở các con bình tĩnh, không hoang mang. Bà hy vọng dịch hết nhanh để không phải vất vả đi lại, các con được đi làm bình thường.
“Hy vọng tòa tạm phong tỏa vài ngày khi xét nghiệm âm tính hết sẽ dỡ bỏ, đi lại bình thường. Tôi cũng nhắc các con bình tĩnh chứ biết làm thế nào, thế giới nhiều nước bị có phải riêng mình đâu. Nhà tôi cách đây 4km mỗi lần mua đồ ăn mang đến cũng ngại. Các con đi làm cuối tháng sổ sách, kế toán tài chính không làm online được, vẫn phải có chữ ký nên chỉ mong không có dịch để cuộc sống trở lại bình thường”, bà Ngọc chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.