Hai kiểu giữ quốc thể

13/03/2015 08:42 GMT+7

Giữa Thụy Điển và Ả Rập Xê Út đã bùng phát một cuộc khủng hoảng ngoại giao thực thụ. Nó có gốc rễ từ việc không bên nào chịu để ý đến và giữ thể diện cho bên nào. Nó trở nên trầm trọng bởi mỗi bên có cách giữ quốc thể riêng.

Giữa Thụy Điển và Ả Rập Xê Út đã bùng phát một cuộc khủng hoảng ngoại giao thực thụ. Nó có gốc rễ từ việc không bên nào chịu để ý đến và giữ thể diện cho bên nào. Nó trở nên trầm trọng bởi mỗi bên có cách giữ quốc thể riêng.

>> Thụy Điển hủy thỏa thuận quốc phòng với Ả Rập Xê Út vì vấn đề nhân quyền

Ngoại trưởng Thụy Điển, bà Margot Wallstrom - Ảnh: Reuters
Ả Rập Xê Út bị chính phủ Thụy Điển phê phán rất nặng về cả hình thái nhà nước lẫn tình trạng dân chủ và nhân quyền. Cuộc khủng hoảng ngoại giao bùng lên sau khi Ả Rập Xê Út gây áp lực và tác động khiến Liên đoàn Ả Rập tuy đã mời Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstroem đến dự họp và phát biểu nhưng rồi lại không cho phát biểu. Ả Rập Xê Út lo ngại bà Wallstroem sử dụng diễn đàn trên để phê phán nước này. Chính phủ Thụy Điển sau đó quyết định đơn phương chấm dứt hiệu lực của hiệp định hợp tác quân sự có từ hơn 10 năm nay giữa hai nước. Ả Rập Xê Út phản ứng bằng quyết định triệu hồi đại sứ ở Thụy Điển. Điều thú vị là Stockholm đã công bố dự thảo phát biểu của bà Wallstroem và trong đó hoàn toàn không có chủ ý phê phán Riyadh.
Có thể thấy trong khi Ả Rập Xê Út đã dùng phương cách rất không ngoại giao để giữ thể diện thì Thụy Điển lại hành động theo cách khác. Lẽ ra, Ả Rập Xê Út phải chi phối để Liên đoàn Ả Rập không mời đại diện của chính phủ Thụy Điển và sau khi thiên hạ thấy bà Wallstroem không có chủ ý phê phán Ả Rập Xê Út thì phải tìm cách hóa giải chứ không được leo thang căng thẳng.
Còn Thụy Điển lại buộc phải từ bỏ lợi ích lâu nay trong quan hệ với Ả Rập Xê Út để giữ thể diện. Vuốt mặt không nể mũi nhau như thế thì tránh sao được khủng hoảng ngoại giao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.