Cành lộc sau đó sẽ được để trên bàn thờ trong những ngày tết. Vào thời xưa, khi dân cư còn thưa thớt, vườn chùa còn rộng rãi thì tục này không ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới” nhiều lắm. Nhưng đi cùng với thời đại thì dân số ngày càng đông đúc, diện tích các đền chùa ngày càng bị thu hẹp và cây cối trong chùa cũng thưa thớt theo, đặc biệt trong các thành phố, thì chuyện hái lộc đã trở thành một tệ nạn.
Nhà chùa và lộc xanh “kêu cứu”
Nếu mỗi cây trồng tại Việt Nam có một linh hồn và được “may mắn” trồng ở thành phố thì có lẽ điều chúng sợ nhất là đêm giao thừa. Thời điểm đó, chúng có thể bị loài người tấn công trở thành “tàn tật”, vì vào mỗi dịp giao thừa các đền chùa luôn chật người đi cầu khấn điều tốt lành cho năm mới.
Khi ra về mỗi người đều muốn hái ít cành lộc để lấy hên cho cả năm, nhiều người không có ý định hái lộc nhưng khi thấy người khác hái lộc thì cũng phải lấy một ít cho yên tâm. Có nhiều người không muốn hái vài cành con con mang ý nghĩa tượng trưng như người xưa mà quan niệm thực dụng rằng hái nhiều mới được lộc nhiều, mới chứng tỏ mình hơn người ta. Có người còn “mạnh dạn” bứt hết nguyên cành lộc lớn của chùa đem về, không chỉ cho riêng mình mà còn để... tặng bạn bè, người yêu. Họ cho rằng cứ hái nhiều vậy để người khác khỏi hái lộc được, để “bao nhiêu lộc thiên hạ sẽ vào ta hết”. Hái lộc nhiều thành nghiện, có kẻ không chỉ hái lộc một lần vào giao thừa mà còn hái nhiều lần, đi chùa hay lễ hội nào thì về cũng phải hái được ít nhất vài cành lộc tại đó thì mới thỏa lòng tham.
Không ít kẻ còn chặt nguyên cả cành cây to để vác lộc to về nhà cho oai. Mấy năm trước, các cây cảnh trong nhiều chùa bị nạn hái lộc làm tan hoang sau giao thừa. Để tự cứu mình, các chùa phải thường xuyên nhắc nhở và cử người trông coi, bảo vệ cây nhưng chỉ cần hở ra là bị một số người nhanh tay vặt sạch mầm xanh ngay.
Khi cây trong chùa không đáp ứng nổi lòng tham của người hái lộc thì cây xanh công cộng trở thành mục tiêu bị tấn công. Có nhiều bạn trẻ hái lộc không kén chọn mà cứ cây nào thuận tay ngoài đường dù là me hay phượng cũng hái bẻ hết, nhiều khi hái xong cũng bỏ. Với những người đó, hái lộc đồng nghĩa là bẻ cây xanh cho giống người khác, làm theo tâm lý bầy đàn. Đáng buồn hơn, có không ít kẻ mượn gió bẻ măng trộm luôn cây cảnh của công viên với ý nghĩ rước cây lộc về nhà. Nhưng nếu xét lại, đầu năm họ không làm được việc gì tốt lành mà lại hành động như phường đạo chích.
Theo quan niệm nhà Phật, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Bạn không trồng cây thì cũng đừng hái quả, không bỏ sức trồng cây thì tốt nhất là đừng bẻ lộc
|
|
Hủ tục cần loại bỏ
Nắm bắt tâm lý hái lộc đầu năm nên nhiều người đã bán các cây lộc ở ngoài cổng chùa như cây sống đời, mía... với giá khá rẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thích mua cây lộc theo kiểu công nghiệp mà cứ phải tự tay hái những cành lộc trên cây, vì theo họ, mới là "lộc thật sự".
Xét về mặt khoa học, hái lộc cũng chẳng giúp gì nhiều cho việc ăn nên làm ra của người ta trong năm. Nhưng có một điều chắc chắn là hành động bẻ cây hái lộc sẽ góp phần làm hư hỏng cây xanh, lá phổi quan trọng trong các thành phố vốn đầy khói bụi. Và việc phá cây hái lộc còn khiến bạn tự làm xấu mình trong mắt mọi người. Du khách nước ngoài sẽ nghĩ gì về người Việt Nam khi họ thấy chúng ta đua nhau “phá cây” trong dịp thiêng liêng của cả nước?
Xét về mặt tâm linh, hái lộc cũng chẳng giúp tâm hồn bạn thanh thản hơn. Theo quan niệm nhà Phật, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Bạn không trồng cây thì cũng đừng hái quả, không bỏ sức trồng cây thì tốt nhất là đừng bẻ lộc. Hành động bẻ một cành lộc xanh tươi không phải là gieo nhân tốt mà là phá hoại, gieo một nhân xấu.
Vẫn biết hái lộc là tục từ xưa của người Việt nhưng nếu nó cứ được tiến hành như một sự tàn phá thiên nhiên thì dù có là phong tục lâu đời đi chăng nữa cũng nên bỏ. Có nhiều cách để đem niềm tin về việc mang lộc về nhà trong năm mới. Thay vì hái lộc tại sao chúng ta không gieo lộc? Việc trồng cây thay cho hái lộc chẳng phải là tốt hơn hay sao?
Phát lộc chống hái lộc Anh Tú |
Tết Nguyên đán là lễ truyền thống của dân tộc nên việc đi chùa, lễ hội vào dịp này cũng là một nét đẹp văn hóa cần gìn giữ. Nhưng hình như mỗi khi có gì cần cầu xin thì người ta mới đi chùa, ăn chay... còn bình thường thì cứ ăn mặn quanh năm, cũng ít khi đi chùa cầu nguyện. Hoặc những nơi lễ hội, chùa chiền thì chỉ đông khách vào các dịp lễ, Tết như rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan... chứ bình thường cũng chả có mấy ai, như vậy giống như a dua theo số đông thôi chứ đâu phải thành tâm. Tôi lấy ví dụ với lễ Vu Lan, thực ra người ta có thể hiếu thảo với đấng sinh thành quanh năm chứ cần gì phải đợi đến Vu Lan mới hăng hái đi chùa, dâng lễ trong khi cả năm chẳng quan tâm gì tới cha mẹ mình._CHÍ NGUYÊN (Lãnh Binh Thăng, Q.11) Trước đây tôi rất thích đi chùa vào đêm giao thừa để cầu may mắn cho gia đình trong năm mới. Nhưng càng về sau thì tôi càng “ngán” chuyện này, bởi lần nào đến chùa cũng bị choáng vì quá đông người, cảnh la ó, chen chúc để xe, mua nhang đèn, khấn vái, mồi chài tiền bạc, móc túi, trẻ con khóc... cứ gọi là xô bồ, loạn lạc hết cả lên. Mà vì quá đông người như vậy nên chắc Phật ở trên cũng sẽ bị “choáng” vì quá tải, không chứng giám hết được. Muốn ít người thì phải đi những chùa xa cách nội thành vài chục cây số, cũng oải không kém._TRẦN THÚY NGA (Q.Gò Vấp, 01663555…) Có lần hai vợ chồng tôi đi chùa vào mùng 1 Tết, dù đã quá trưa rồi nhưng vẫn còn đông nghẹt khách viếng thăm. Vì khói nhang quá dày đặc nên hai mắt tôi cứ nheo lại cay xè và chảy nước mắt ròng ròng, không nhìn rõ xung quanh. Bỗng nhiên có một tiếng chửi thề ngay bên cạnh: “Đ.M cầm bó nhang cao cao lên coi, trúng phỏng người ta thì sao” làm tôi giật mình, thì ra là có một người phụ nữ đang bực mình tôi vì cứ cầm bó nhang thấp xuống. Thiệt tình là tại tôi cay mắt quá nên không để ý chứ đâu có cố tình làm vậy. Từ đó về sau tôi đâm ra ác cảm luôn với những nơi chùa chiền, lễ hội. NGUYỄN QUỐC TIẾN (tiennguyen…@gmail.com) |
Nhật Minh
Bình luận (0)