|
Người hái mứt men theo những ghềnh đá sắc lẻm ra đến tận ngoài mép nước, nơi những ngọn sóng bạc đầu không ngừng liếm vào các vỉa đá để hái mứt. Rau mứt thường mọc tốt ở bìa các mỏm đá nằm xa bờ. Đó là thách thức không nhỏ, là hiểm nguy rình rập đối với những người đi hái mứt. “Hái mứt biển đến mấy chục năm rồi nên chúng tôi có kinh nghiệm với con nước, con sóng. Chỉ ngại cho du khách vì họ không quen, nên ở đây, cứ thấy người lạ mon men đến là chúng tôi phải nhắc nhở, dòm chừng”, cụ bà Huỳnh Thị Năm (thôn Thuận An, xã Tam Hải) hồn hậu nói.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, khi thời tiết se lạnh nhưng có nắng, thì rau mứt mọc nhiều trên các ghềnh đá, nhất là các vỉa đá sát mép biển. Năm nay bão nhiều, biển động nên mứt biển bám dày hơn mọi năm. Thời gian hái mứt trong ngày tùy thuộc vào con nước, thường bắt đầu khi thủy triều rút và kết thúc khi thủy triều lên. Với khoảng thời gian ngắn này, trung bình, mỗi một người dân có thể hái được 2 đến 3kg mứt. Mứt tươi hiện nay có giá 150.000 đồng cho mỗi ký. Nên nếu “gặp ngày” thì có khi một người cũng có thể hái được tiền triệu mỗi ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian, mùa mứt biển bắt đầu từ khoảng đầu tháng 9 (âm lịch) và hết dần vào cuối tháng Giêng. Và trong khoảng thời gian này, những vạt mứt biển bám đen cả các vách đá, rạn đá ngầm ven biển mang lại thu nhập không nhỏ cho những người dân làng chài và cũng trở thành điểm dừng chân hấp dẫn, thú vị đối với du khách.
An Dy
>> Canh rong mứt biển
>> Mưu sinh mùa rau mứt biển
Bình luận (0)