Theo PhoneArena, những chiếc AirPods nhái nói trên được phân phối thành ba gói hàng riêng biệt với mỗi gói chứa 12.000 chiếc. Các gói hàng được hướng đến một địa chỉ ở Dayton, Kentucky và được gán nhãn Elite Pods trên hộp đựng.
Hải quan Mỹ nói rằng những sản phẩm nhái không cần phải bao gồm tên Apple AirPods trên chúng để vi phạm bằng sáng chế của Apple. Trong trường hợp này, hải quan đã kiểm tra kỹ tai nghe cho thấy hình dạng và thiết kế của chúng sao chép những gì mà tai nghe của Apple được bảo vệ.
Giám đốc Cảng Cincinnati Richard Gillespie nói những sản phẩm nhái thoạt nhìn có thể đánh lừa được người dùng. Chúng thường rẻ hơn và có thể trông rất giống hàng thật. Tuy nhiên, những sản phẩm kém chất lượng có thể khiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn so với việc họ mua hàng chính hãng bởi vì khả năng cao là vật liệu không đạt tiêu chuẩn và các bộ phận bị hỏng hóc.
Theo ông Gillespie, hỗ trợ các doanh nghiệp hợp pháp là lựa chọn thông minh và việc mua hàng từ các công ty đáng tin cậy sẽ bảo vệ chống lại các vi phạm nhân quyền tiềm ẩn và thiệt hại cho nền kinh tế của Mỹ.
Để đảm bảo không mua phải hàng nhái, hải quan Mỹ khuyên người dùng nên xem danh sách các nhà bán lẻ được ủy quyền của nhà sản xuất. Mua một sản phẩm từ một nhà bán lẻ trái phép có thể dẫn đến việc mua phải sản phẩm nhái. Cơ quan này cũng đề nghị người tiêu dùng kiểm tra số sê-ri với cơ sở dữ liệu của nhà sản xuất để xem sản phẩm có hợp pháp hay không.
Bình luận (0)