>> Cách Trung Quốc cướp Biển Đông làm của riêng
Hạm đội tàu chiến Trung Quốc thăm, tập trận tại Pakistan năm 2013 |
Báo Washington Post ngày 5.12 cho biết báo cáo này thúc giục Quốc hội Mỹ nên gia tăng số lượng tàu chiến cho Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương lên 67 chiếc.
Báo cáo cho rằng Trung Quốc hiện chỉ sở hữu 1 tàu sân bay và hạn chế về khả năng điều hành cất - hạ cánh trên tàu, nhưng bù lại bằng cách phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay để tái cân bằng với Mỹ.
Báo cáo chỉ ra rằng tên lửa đạn đạo DF-21D với tầm bắn hơn 1.500 km là mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ (hiện có 11 chiếc) khi hoạt động gần bờ biển Trung Quốc lúc có khủng hoảng. Và trong khi hải quân Trung Quốc không ngừng phát triển thì hải quân Mỹ có kế hoạch giảm số lượng khiến ưu thế nghiêng về Trung Quốc, báo cáo cho biết.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Randy Forbes, chủ tịch tiểu ban hải quân và lực lượng dự phòng, Ủy ban quân lực Hạ viện nhấn mạnh sự lo ngại về lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc. Theo ông, chỉ trong 5 - 8 năm tới, Trung Quốc sẽ có 82 tàu ngầm ở châu Á - Thái Bình Dương so với 32 - 34 chiếc của Mỹ.
Hiện tại số tàu ngầm Trung Quốc là 60 so với 32 của Mỹ, và số tàu mặt nước của Trung Quốc còn nhiều tên lửa chống hạm tầm bắn xa hơn tàu Mỹ, theo hạ nghị sĩ Forbes.
Tàu ngầm lớp Hán, chiếc Changzheng 2 của Trung Quốc đậu ở cảng Colombo |
Theo báo cáo trình ra Quốc hội Mỹ, năm 2014 Trung Quốc chi tiêu 131 tỉ USD cho quốc phòng, tăng 12,2% so năm trước và tăng liên tục 2 con số từ hơn 1 thập niên nay.
Trung Quốc còn dùng gián điệp mạng đánh cắp công nghệ quân sự Mỹ để phát triển vũ khí, như chi tiết số lượng về tàu tác chiến cận bờ (LCS), máy bay F-35, FA/18, trực thăng Black Hawk, hệ thống chống tên lửa đạn đạo Aegis, tên lửa Patriot và UAV Global Hawk.
Công nghệ hải quân của Trung Quốc hiện đi sau Mỹ, nhưng nước này đang đẩy mạnh hiện đại hóa tàu chiến thế hệ mới, vũ khí và các hệ thống tác chiến biển.
Trung Quốc liên tục đóng mới tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục, tàu đổ bộ. Năm 2014, Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu khu trục lớp Lữ Dương III có giàn ống phóng tên lửa thẳng đứng, bắn được tên lửa diệt hạm tầm xa, tên lửa phòng không tầm xa...
Trung Quốc có thể đang đóng vài tàu sân bay mới, đang thử nghiệm máy bay chiến đấu J-15 cho tàu sân bay.
Trung Quốc còn phát triển nhiều tàu đổ bộ lớp Yuzhao có thể chở 800 lính, 4 trực thăng, 20 xe bọc thép. Và mới nhất là hải quân nước này được cho đang phát triển tuần dương hạm lớp Type 055 mang tên lửa tấn công đất liền, súng laser và súng điện từ trường, theo báo cáo.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nước này được cho là đang đóng vài |
Hạm đội nước này còn có ít nhất 60 tàu tấn công loại nhỏ Hobei mang tên lửa điều khiển và hàng loạt tàu hộ vệ lớp Jiangdao vũ trang pháo, thủy lôi và tên lửa chống hạm.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân JL-2 có tầm bắn xa 7.200 km, đang phát triển tên lửa JL-3 có tầm bắn xa hơn.
Báo cáo còn bày tỏ lo ngại việc hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga trong việc phát triển tàu ngầm tấn công mới, với việc Trung Quốc muốn tham gia thiết kế và sản xuất 4 - 6 tàu ngầm điện - diesel trang bị sonar, động cơ và ông nghệ tàng hình mới nhất của Nga.
Nếu vậy Hải quân Mỹ sẽ khó khăn trong tương lai khi dò tìm các tàu ngầm này. Trung Quốc còn đang phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Type 095 đầu tiên có thể mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Rõ ràng hải quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng hải quân tầm cỡ đại dương. Sự mở rộng về hải quân của Trung Quốc có thể không là thách thức trực tiếp với Mỹ, nhưng một khi căng thẳng bùng nổ quanh các quần đảo và vùng biển tranh chấp ở châu Á thì Mỹ liệu có khả năng thực hiện cam kết bảo vệ đồng minh và ngăn cản được Trung Quốc, theo báo cáo.
Anh Sơn
Bình luận (0)