Về lý thuyết, khả năng ấy hoàn toàn không thể loại trừ vì ở Ukraine có cộng đồng người Nga rất đông đảo và Crimea chiếm vị trí rất quan trọng trong bố trí chiến lược của Nga ở châu Âu.
Trên thực tế, khả năng ấy khó xảy ra nếu những lực lượng cầm quyền mới ở Ukraine không chủ động tạo cớ cho Nga như chính phủ Georgia trong cuộc chiến năm 2008.
Trước mắt, mục tiêu hàng đầu của Nga là hạn chế thiệt hại chứ không phải tìm cách đảo ngược tình hình. Điều Nga phải quan tâm trước hết là bảo hộ công dân ở Ukraine và duy trì sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Ukraine, cụ thể là căn cứ hải quân ở Crimea. Cũng có thể nói đó là nhu cầu giữ những gì phải giữ bằng mọi giá và còn có thể vớt vát.
Đúng là về nhiều phương diện, Nga có vẻ đã thua một trận ở Ukraine, nhưng đó không phải là trận cuối cùng và quyết định nhất. Mọi khả năng đều vẫn còn có thể diễn ra trong quan hệ giữa hai nước láng giềng này.
Những bước đi nói trên của Nga là những đòn tâm lý và cân não đối với Ukraine. Chúng có tác dụng trấn an người Nga ở Ukraine, phân hóa các phe phái chính trị ở Ukraine và còn cả chuẩn bị dư luận cho những động thái tiềm tàng của Nga.
La Phù
>> Ukraine: Trụ sở chính quyền khu tự trị Crimea bị chiếm giữ
>> Chính phủ lâm thời Ukraine ra mắt ở quảng trường Độc Lập
>> Ẩn họa ly khai, căng thẳng sắc tộc đe dọa Ukraine
Bình luận (0)