Theo ông, với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa có giá trị nhập khẩu nhỏ có khối lượng ngày càng lớn. Theo số liệu thống kê vào thời điểm tháng 3.2023, hàng ngày có khoảng 4 - 5 triệu đơn hàng thương mại điện tử giá trị nhỏ được vận chuyển qua biên giới về Việt Nam.
Bình quân mỗi đơn hàng thuộc loại này có trị giá khoảng 200.000 đồng, như vậy tổng giá trị hàng hóa loại này lên tới 800 tỉ đồng mỗi ngày. Con số này còn có thể tăng lên do thương mại điện tử ở nước ta đang thuộc top 10 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Hàng dưới 1 triệu trên các sàn như Temu có thể bị đánh thuế GTGT
"Đối với từng đơn hàng thì giá trị có thể nhỏ, nhưng tổng lượng hàng hóa nhập khẩu theo hình thức này đã, đang và sẽ tiếp tục chiếm một khối lượng khá lớn. Nếu miễn thuế sẽ dẫn đến việc không thu được một lượng thuế khá lớn; chưa kể có thể dẫn đến tình trạng "xé nhỏ" giá trị đơn hàng để tránh thuế", Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhìn nhận.
Bên cạnh đó, việc miễn thuế hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và ngành bán lẻ trong nước do hàng hóa nhập khẩu được hưởng nhiều lợi thế như giá rẻ hơn.
Ông Hiếu cũng dẫn ra ví dụ những ngày gần đây, đang có những sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng với giá rất rẻ, rất cạnh tranh, thu hút sự chú ý của dư luận. Nếu không có các giải pháp kịp thời, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất trong nước.
Nhiều nước trên thế giới cũng đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị nhỏ được nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử. Trước đây, Liên minh châu Âu EU miễn thuế đối với các giao dịch có giá trị dưới 150 euro.
Tuy nhiên, từ tháng 7.2021, quy định này đã bị bãi bỏ nhằm giảm thất thu thuế từ thương mại điện tử và đảm bảo sự công bằng trong lĩnh vực kinh doanh. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng đã có những bước đi tương tự.
Hiện luật hiện hành và dự thảo luật không quy định vấn đề này, nhưng việc miễn thuế đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 78 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, đại biểu Hiếu đề nghị cần quy định rõ trong Nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội này về việc cần sớm chấm dứt hiệu lực của Quyết định 78.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành và sửa đổi không quy định việc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ.
Tuy nhiên, Quyết định số 78 của Chính phủ cho phép hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến đến hiệu quả thu thuế giá trị gia tăng (và cả thuế nhập khẩu) đối với các giao dịch mua bán hàng hóa trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử.
Còn theo báo cáo về thương mại điện tử 9 tháng đầu năm 2024 của Nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, các sản phẩm dưới 200.000 đồng đang chiếm hơn một nửa doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Người Việt chi 1 tỉ USD mua hàng online mỗi tháng.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành nghị định này và trước mắt cần chấm dứt ngay hiệu lực của Quyết định số 78, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và cơ sở pháp lý cho việc thu thuế đối với thương mại điện tử đang được sửa đổi trong dự thảo luật Thuế giá trị gia tăng.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Sẽ thu thuế VAT hàng hóa dưới 1 triệu nhập qua Shopee, Temu
Trước đó, sáng 26.10, liên quan tới vấn đề sàn thương mại Temu vào Việt Nam đang được dư luận quan tâm, trao đổi bên hành lang Quốc hội, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa xuất hiện tại Việt Nam và nền tảng này cũng nằm trong diện phải nộp thuế như Google, Facebook…
Do đó, ông Phớc cho hay đã yêu cầu Tổng cục Thuế rà soát, yêu cầu nền tảng này kê khai nộp thuế và thu thập các dữ liệu thống kê. "Trường hợp Temu không nộp thuế, cơ quan quản lý sẽ tổ chức thanh tra, xử lý", ông Hồ Đức Phớc nói.
Bình luận (0)