"HAI ĐỘI GÂY THẤT VỌNG NHẤT VÒNG BẢNG WORLD CUP 2018"
|
Mới chỉ qua giai đoạn 1 nhưng chúng ta có thể sớm khẳng định với nhau rằng: đây chắc chắn là kỳ World Cup đặc biệt nhất xưa nay, không chỉ vì hàng loạt bất ngờ như việc đội ĐKVĐ Đức về nước sớm trong tủi hổ. Mà còn vì, VCK 2018 là kỳ World Cup của rất nhiều cột mốc đầu tiên.
- Kỷ lục về phạt đền: 48 trận chứng kiến tới… 24 quả phạt đền. Tức cứ mỗi 2 trận là có 1 lần trọng tài chỉ tay vào chấm 11m. Một tần suất thổi phạt đền, đơn giản, là chưa từng có tiền lệ. 24 cú đá phạt đền đủ để phá sâu kỷ lục (18) trước đó. Và với 18 bàn thắng được ghi từ phạt đền, đây lại là 1 kỷ lục khác. Nguyên nhân số 1 của việc bùng nổ các quả penalty? Nhờ VAR!
- Kỷ lục về bàn phản lưới: Tính đến thời điểm này đã có 8 cầu thủ phản lưới nhà là Edson Alvarez (Mexico), Aziz Behich (Úc), Aziz Bouhaddouz (Morocco), Denis Cheryshev (Nga), Thiago Cionek (Ba Lan), Oghenekaro Etebo (Nigeria), Amed Fathy (Ai Cập), Yann Sommer (Thụy Sĩ). Và đây tiếp tục là một kỷ lục mới của World Cup.
- Cầu thủ cao tuổi nhất ra sân: Đây là kỷ lục được nhắc tới rất nhiều trước giải đối với trường hợp của thủ môn 45 tuổi Ai Cập - El Hadary. Nhưng phải đến trận cuối vòng bảng gặp Saudi Arabia, Ai Cập mới dùng El Hadary trong đội hình thi đấu. Ở tuổi 45, El Hadary là cầu thủ cao tuổi nhất xưa nay ra sân trong 1 trận đấu thuộc VCK World Cup.
Thủ môn El Hadary của Ai Cập trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu ở World Cup Reuters
|
- Số trận đấu liên tiếp có bàn thắng: Tính tới sau trận Pháp hòa Đan Mạch 0-0 hôm qua, World Cup 2018 đã chứng kiến 37 trận liên tiếp có ít nhất 1 bàn thắng được ghi. Cột mốc vô tiền khoáng hậu trong 88 năm giải đấu.
- Thẻ vàng nhanh nhất: Sau 24 năm (Sergey Gorlukovich - Nga, VCK 1994), kỷ lục cầu thủ bị phạt thẻ vàng nhanh nhất World Cup đã bị phá sâu, bởi tiền vệ Jesus Gallardo ngay từ giây thứ 15 trận Mexico - Thụy Điển ở bảng F.
- Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup vé đi tiếp vào vòng 2 được xác định dựa trên tiêu chí Fair-Play, trong trường hợp xét thứ hạng giữa Nhật Bản và Senegal ở bảng H. Nhật đi tiếp nhờ bị phạt thẻ vàng hơn (4 so với 6) đối thủ. Và sự kiện chưa từng có tiền lệ này cũng kéo theo 1 cái đầu tiên… đáng buồn khác: lần đầu tiên kể từ VCK 1982, bóng đá châu Phi sạch bóng sau vòng bảng.
Bình luận (0)