Hàng trăm triệu năm tuổi bị tước mất sau 2 năm đại dịch

19/05/2023 19:36 GMT+7

Trong diễn ra đại dịch Covid-19 đã tước đoạt của nhân loại gần 337 triệu năm tuổi sau khi hàng triệu người đã chết sớm, theo AFP hôm 19.5 dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hàng trăm triệu năm tuổi bị tước mất sau 2 năm đại dịch - Ảnh 1.

Vắc xin đã cứu sống được hàng triệu mạng người sau dịch Covid-19

AFP

Gần 15 triệu ca tử vong tăng thêm trên toàn cầu tính đến cuối năm 2021 là do Covid-19, theo số liệu mới nhất của WHO.

Ước tính tổng cộng 336,8 triệu năm tuổi đã bị tổn thất trên bình diện toàn cầu kể từ khi đại dịch được công bố vào đầu năm 2020.

Điều đó có nghĩa là, tính trung bình mỗi trường hợp tử vong tăng thêm dẫn đến tổn thất hơn 22 năm tuổi, với trường hợp tổn thất cao nhất rơi vào nhóm độ tuổi từ 55-64.

Số liệu trên là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hậu quả thảm khốc của đại dịch trên phạm vi toàn cầu.

Hồi đầu tháng, WHO quyết định hạ thấp mức độ cảnh báo đối với dịch bệnh. WHO nhận định rằng Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng Covid-19 tiếp tục là mối đe dọa của thế giới.

"Covid-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta, và thay đổi bản thân chúng ta", WHO cho biết, cảnh báo rằng nguy cơ đến từ các biến thể mới vẫn đang chực chờ.

WHO khuyến cáo vắc xin Covid-19 thế hệ kế tiếp không nên bao gồm chủng SARS-CoV-2 ban đầu, mà thay vào đó nên được bổ sung phiên bản khác của virus để kịp thời ứng phó các biến thể hiện tại, bao gồm gia đình XBB.1. Đây là nhóm gây ra nhiều ca bệnh nhất trong thời điểm này.

Đại dịch tiếp theo có thể xuất hiện từ Brazil, vì sao?

Báo cáo của WHO về tình trạng y tế toàn cầu cũng kêu gọi thế giới hãy tăng cường ứng phó trước các căn bệnh phi truyền nhiễm, như ung thư, rối loạn tim mạch, tiểu đường.

WHO cảnh báo, nếu không được kiểm soát, những căn bệnh này có thể chiếm đến 86% số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2050.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.