Chỗ đâu để chôn lấp số xỉ than này và có ảnh hưởng gì đến môi trường không là câu hỏi chưa có đáp án, trong khi các dự án nhiệt điện vẫn tiếp tục được cấp phép.
Khắp nơi không có chỗ chứa
Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) có 3 nhà máy với tổng công suất lên đến 4.400 MGW được quy hoạch bãi chứa xỉ than trên diện tích 100 ha nhưng ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, lo lắng nếu không có cách xử lý, tái sử dụng thì chẳng mấy chốc bãi chứa này sẽ đầy. Còn nếu tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp thì phải nghiên cứu đầy đủ xem nó như thế nào để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. "Vấn đề tỉnh lo nhất là tro bay và xỉ than vì lượng thải rất lớn" - ông nói.
tin liên quan
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhiệt điệnĐây là cảnh báo của ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường (Bộ TN-MT), tại hội thảo Bảo vệ môi trường trong các dự án nhiệt điện và Quy hoạch sử dụng biển giai đoạn hiện nay.
Tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó giám đốc Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, cũng thừa nhận bãi tro xỉ của nhà máy này đã quá tải và đổ vượt ranh giới. Bãi tro xỉ có “trữ lượng” khoảng 2 triệu tấn và đổ vượt cao trình cho phép, chỗ cao nhất hơn 3 m so với kè đê biển. Nhà máy cũng ký hợp đồng bán tro xỉ cho 2 doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu làm xi măng và vận chuyển bằng đường biển nhưng số lượng không đáng kể. Theo ông Tuấn, nhà máy có bãi đổ xỉ thải số 2 cách đó khoảng 10 km, nhưng chưa được đổ thải vì chưa có đánh giá tác động môi trường.
Nguy cơ cho môi trường
Ông Trần Văn Lượng, Cục Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), thừa nhận: Phát triển nhiệt điện than luôn kèm với những thách thức về bảo vệ môi trường mà chủ yếu do khí thải và tro, xỉ. Với 21 nhà máy đang vận hành hiện nay, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, thải ra hằng năm hơn 16 triệu tấn tro xỉ, thạch cao và tổng diện tích các bãi thải xỉ khoảng hơn 700 ha. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 nhà máy đi vào hoạt động, tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn than thì tổng lượng tro bay, xỉ đáy lò phát sinh ước khoảng 22,6 triệu tấn/năm.
|
Nhiều chủ đầu tư khi làm dự án tuyên bố sẽ sử dụng tro xỉ để làm xi măng, vật liệu xây không nung... nhưng trên thực tế, điều này không hề đơn giản. Theo ông Trần Văn Lượng, trong số 21 nhà máy trên, có 7 nhà máy dùng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), công nghệ này dùng đá vôi đốt kèm than khiến tro, xỉ lẫn vôi nên việc tái sử dụng còn gặp khó khăn. Một số nhà máy lại sử dụng phương pháp vận chuyển tro xỉ từ lò đốt ra bãi thải bằng nước biển nên tro bị nhiễm mặn, cũng khó dùng làm vật liệu xây dựng. Theo ông Lượng, tất cả tro, xỉ của 21 nhà máy đang vận hành đều được phân tích và xác định là chất thải rắn thông thường. Tuy nhiên, theo QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại thì tro bay của các nhà máy nhiệt điện than thuộc đối tượng “có khả năng” là chất thải nguy hại.
tin liên quan
Lập đoàn kiểm tra bãi xỉ than Nhiệt điện Vĩnh TânSở TN-MT Bình Thuận thành lập đoàn kiểm tra để lấy mẫu đất, nước ở bãi xỉ than Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đem đi phân tích và báo cáo kết quả lên UBND tỉnh.
Dọa đóng cửa, tăng giá điện
Tổng công ty phát điện 3 (EVN GENCO 3), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, cho biết do không có nơi xả thải, không thể xử lý tro xỉ nên nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa. Nhà máy còn đầu tư 11 hạng mục dùng chung với Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 và chịu trách nhiệm quản lý vận hành các hạng mục này, nếu phải đóng cửa thì Mông Dương 2 cũng phải đóng cửa theo. Nhà máy Mông Dương 2 là dự án BOT, nếu phải đóng cửa “Chính phủ phải đền bù cho chủ đầu tư khoảng 600.000 USD/ngày”. Bên cạnh đó, việc sử dụng tro xỉ phải có kinh phí để xử lý nên EVN GENCO 3 kiến nghị xem xét báo cáo Chính phủ đưa chi phí này vào xác định giá điện.
|
Bình luận (0)