Dùng chi phí để gây áp lực
|
Còn ông Trần Văn Lượng, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), trong báo cáo tại hội thảo “Phát triển nhiệt điện than và các giải pháp bảo vệ môi trường” tổ chức ngày 29.8 cho rằng, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường liên tục thay đổi cũng ảnh hưởng đến nhiều nhà máy nhiệt điện đã và chuẩn bị đi vào vận hành. Do đó ông Lượng kiến nghị sửa đổi Nghị định 38/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng loại bỏ “Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường” và sửa đổi Quy chuẩn 22/2009/BTNMT phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy và đảm bảo lộ trình áp dụng Quy chuẩn phù hợp với các nhà máy nhiệt điện than. Sửa đổi các quy định liên quan đến việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy định về xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại Nghị định số 18/2015 của Chính phủ.
Cứ đầu tư rồi... tính sau
Trước những đề xuất trên, TS Tô Văn Trường bức xúc: Khi phát triển dự án nhiệt điện, họ chỉ tập trung vào một mục tiêu là sản xuất ra điện. Đến khi chất thải trong quá trình sản xuất quá lớn, vướng luật lại kiến nghị điều chỉnh luật, nghị định. Thế chẳng khác nào gọt chân cho vừa giày. Về nguyên tắc, trong quá trình lập dự án chủ đầu tư phải có phương án xử lý chất thải trước khi dự án đi vào hoạt động, chứ không thể cứ đi vào hoạt động rồi lại đem chuyện thiệt hại kinh tế ra mặc cả với nhà nước và nhân dân. Luật pháp quốc tế cũng như VN quy định, tro xỉ khi sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường liên quan.
"Nếu đưa chi phí xử lý tro xỉ, xử lý môi trường vào giá thành như Nhà máy nhiệt điện Mông Dương đề nghị thì giá điện than sẽ tăng. Đó là lý do mà nhiều người cho rằng giá điện than thấp mang tính ảo. Tôi lo là để bảo đảm cho các tuyên bố hùng hồn rằng điện than rẻ nhất so với các loại năng lượng khác thì người ta lại sẽ giảm các tiêu chuẩn về môi trường", TS Trường nói.
Cũng theo TS Trường, trước đây số lượng nhà máy ít thì vấn đề tro, xỉ không nặng nề lắm. Nhưng hiện nay các nhà máy đầu tư mới tăng lên với tốc độ quá cao và thực tế bất cập từ các nhà máy cũ thì phải rút ra các bài học, không thể đi vào “vết xe đổ” trong quá trình đầu tư xây dựng.
tin liên quan
Hàng triệu tấn tro xỉ nhiệt điện than không chỗ chứaHiện VN có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, mỗi năm thải ra 16 triệu tấn tro xỉ.
Bình luận (0)