Ngoài ra, vấn đề người Kurd, dòng người Syria tị nạn và nguồn khí đốt ở ngoài khơi dải Gaza hiện bị Israel phong tỏa cũng động chạm tới lợi ích hiện tại cũng như lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện rõ nét qua căng thẳng giữa nước này với Israel và chuyến công du của Thủ tướng Erdogan đến Ai Cập và một số nước xung quanh. Trong đó, ông công khai ủng hộ chủ định xa cách Israel của chính quyền mới ở Ai Cập và hậu thuẫn kế hoạch của Palestine đề nghị LHQ công nhận là nhà nước độc lập. Thể hiện bản lĩnh và độc lập với phương Tây là phương cách hiệu quả nhất để Thổ Nhĩ Kỳ tranh thủ thế giới Hồi giáo, cạnh tranh ảnh hưởng với Iran và Ả Rập Xê Út. Ankara quyết giành vai trò sắp xếp trật tự chính trị an ninh ở khu vực trong thời hậu chính biến. Ông Erdogan tự tin đến vậy vì đã củng cố được vị thế quyền lực và chế ngự được giới quân sự trong nước. Vị thủ tướng cũng ý thức được rằng Mỹ và NATO hiện rất cần Thổ Nhĩ Kỳ trong khi nước này không còn dành ưu tiên cho việc gia nhập EU.
La Phù
Bình luận (0)