Hành tinh cực hiếm tồn tại trong vòng vây của 3 mặt trời

07/09/2020 19:33 GMT+7

Tại hệ GW Orionis cách Trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng, các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm ra hành tinh đầu tiên đang xoay quanh tổng cộng đến 3 mặt trời, theo báo cáo trên chuyên san Science .

Được biết với cái tên GW Orionis, hệ này đang nằm ở rìa của chòm sao Lạp Hộ (tiếng Việt là Thợ Săn).
GW Orionis có hai sao GW Ori A và B xoay quanh nhau, trong khi sao thứ ba GW Ori C xoay quanh bộ đôi này với khoảng cách 1,19 tỉ km.
Trước đó, các nhà khoa học đã có thể phát hiện hệ sao này thông qua 3 quầng sáng chứa bụi hình thành các hành tinh, nằm bên trong một quầng sáng khổng lồ, màu cam trên bầu trời đêm.
Sau thời gian quan sát kỹ lưỡng, họ phát hiện các quầng sáng trên dường như đang thai nghén một hành tinh non trẻ, và phá hoại sự cân bằng trọng lực của cả hệ mặt trời này.
“Quầng sáng bên trong chứa đủ số lượng bụi để hình thành nên 30 Trái đất”, theo tác giả báo cáo Stefan Kraus của Đại học Exeter (Anh).
Vào tháng 5, một nhóm chuyên gia khác cũng trình bày báo cáo về hệ sao GW Orionis trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters, theo đó sự mất cân bằng của hệ này có thể bắt nguồn từ một hành tinh.
Cả hai báo cáo đều dựa trên dữ liệu do Đài thiên văn AlMA tại Chile thu được.
Cho đến nay, hệ ba sao vẫn thuộc dạng hiếm trong vũ trụ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.