(TNO) Các nhà thiên văn học đang tìm được chứng cứ thách thức giả thuyết truyền thống về cách các hành tinh đá như Trái đất hình thành.
Ngoài Trái đất, hệ mặt trời của chúng ta còn có thêm ba thiên thể đá là sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa. Chúng đều có bề mặt rắn và lõi cấu thành từ kim loại nặng, hoàn toàn khác với những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc, sao Thổ.
|
Phát hiện mới cho thấy các hành tinh đá có thể phổ biến trong vũ trụ hơn chúng ta vẫn nghĩ, theo báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal of Letters.
Để rút ra kết luận trên, các nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng tối tân gọi là ALMA, nằm trên đỉnh núi cao 5.000 mét so với mặt nước biển tại sa mạc hẻo lánh ở Chile.
Đối tượng nghiên cứu của họ là sao lùn nâu tên ISO-Oph 102. Sao lùn nâu là thiên thể giống như một ngôi sao nhưng lại quá nhỏ để có thể phát ra ánh sáng rực rỡ như mặt trời của chúng ta.
Giả thuyết truyền thống cho rằng các hành tinh đá hình thành nhờ vào sự va chạm ngẫu nhiên của các phân tử vi lượng trong đĩa vật chất xung quanh một ngôi sao. Những phân tử này cứ kết dính với nhau và lớn dần lên.
Lâu nay giới chuyên gia cho rằng trong trường hợp các sao lùn nâu, những hạt này không thể kết dính lại với nhau do các đĩa vật chất quá thưa thớt. Chúng cũng di chuyển quá nhanh để có thể kết hợp sau khi va chạm.
Tuy nhiên, thực tế tại sao lùn ISO-Oph 102 lại khác, và các chuyên gia tìm thấy những hạt nhỏ với kích thước vài milimét tại đây, theo trưởng nhóm nghiên cứu Luca Ricci của Viện Công nghệ California (Mỹ).
Hạo Nhiên
>> Nước trên sao Hỏa và Trái đất có thể chung nguồn gốc
>> Vệ tinh Goce lướt gần Trái đất
>> Phát hiện thêm ứng viên "siêu trái đất"
>> Chụp cận cảnh tiểu hành tinh gần Trái đất
>> Lỗ hổng trên lá chắn trái đất
>> Dùng súng sơn đẩy lui “sát thủ Trái đất”?
>> Tàu thăm dò sao Hỏa sẽ về lại trái đất ?
>> LHC sẽ không hủy hoại Trái đất
>> Mặt trăng từng là một phần của trái đất
>> Viên kim cương to hơn trái đất
>> Phát hiện hành tinh kim cương lớn gấp đôi Trái đất
>> Sắp tìm ra hành tinh giống trái đất
Bình luận (0)