Hành tinh 'vô tính'

24/08/2013 13:54 GMT+7

(TNO) Các nhà thiên văn học Thụy Điển cho hay đã phát hiện những đám mây nhỏ, lạnh, tròn trong vũ trụ, mang đầy đủ những đặc điểm cần thiết để hình thành các hành tinh mà không cần sao 'phụ huynh' đi kèm.

(TNO) Các nhà thiên văn học Thụy Điển cho hay đã phát hiện những đám mây nhỏ, lạnh, tròn trong vũ trụ, mang đầy đủ những đặc điểm cần thiết để hình thành các hành tinh mà không cần sao 'phụ huynh' đi kèm.

Kết quả nghiên cứu trước đó cho rằng có thể có đến 200 tỉ hành tinh trôi nổi tự do trong Dải Ngân hà, theo Space.com.

Dựa theo báo cáo trên, hầu hết các nhà thiên văn học rút ra kết luận rằng những 'hành tinh lang thang', do không quay quanh bất cứ ngôi sao nào, ắt hẳn đã bị tống khỏi các hệ hành tinh.


Những đám mây nhỏ được khoanh tròn trong tinh vân Rosette - Ảnh: Canada-France-Hawaii Telescope/2003 và ESO/M. Makela

Tuy nhiên, có thể mọi chuyện không diễn ra như vậy, vì nhiều khả năng chúng có thể được sinh ra trong không gian mà không phải xoay quanh sao trung tâm.

Cùng với các đồng nghiệp Phần Lan, các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Chalmers và Đại học Stockholm (Thụy Điển) đã sử dụng một số kính viễn vọng để quan sát tinh vân Rosette, một đám mây khí và bụi khổng lồ cách Trái đất 4.600 năm ánh sáng.

Trong số này, họ chú ý đến các đám mây nhỏ và tối, và các chuyên gia đếm được đến hàng trăm đám mây như vậy tại tinh vân Rosette.

Trưởng nhóm nghiên cứu Gosta Gahm của Đại học Stockholm cho hay, những đám mây này rất nhỏ, với đường kính phải ít hơn 50 lần khoảng cách mặt trời - Hải Vương tinh.

Khi tiến hành đo đạc, họ phát hiện chúng rất đặc và có độ nén cao, trong khi nhiều đám mây có lõi hết sức rắn chắc, cho thấy chúng sẽ sụp đổ dưới sức nặng của chính mình và hình thành các hành tinh 'vô tính'.

Hạo Nhiên

>> Xác định 12 tiểu hành tinh dễ khai thác
>> Khai khoáng từ tiểu hành tinh
>> Phát hiện hành tinh xanh
>> Tiểu hành tinh cỡ xe tải vừa sượt ngang Trái đất
>> Tiểu hành tinh "khủng" sắp lướt gần Trái đất
>> Giả lập khám phá hành tinh đỏ
>> Tiểu hành tinh từng “nướng” trái đất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.