Thế nhưng, trong một số trường hợp bất khả kháng, việc bé chào đời trước ngày dự sinh vài tuần hoặc thậm chí vài tháng tuổi hoàn toàn có thể xảy ra. Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện về cấu trúc và các chức năng quan trọng, và hành trình 68 ngày đầu đời vượt qua thử thách của em bé sinh non Bella đã viết thêm điều kỳ diệu cho cuộc sống này.
“Cuộc đua phi thường” đến “vạch xuất phát” của em bé sinh non
Theo các chuyên gia, sản phụ được khuyến khích sinh ở tuần thứ 39; một số trường hợp khác nên cố gắng giữ thai đến tuần thứ 37 để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ. Một đứa trẻ sinh sớm trước “vạch xuất phát” của cuộc đời sẽ chịu nhiều thiệt thòi về mặt thể chất, có nguy cơ biến chứng về sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Bella là một trường hợp như thế. Chào đời bằng ca mổ cấp cứu khi chỉ được 30 tuần 2 ngày, cân nặng vỏn vẹn 1,3 kg, bé khóc vừa, cử động yếu, thở co ngực lõm. Được ê kíp bác sĩ Nhi túc trực trong suốt ca sinh, Bella được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe ngay khi vừa chào đời. Bella lập tức được chuyển đến Đơn vị Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) để tiếp tục chăm sóc và theo dõi.
Cũng như những đứa trẻ sinh non khác, Bella gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, cần được chăm sóc tích cực và theo dõi 24/7. Trong những ngày đầu tiên tại Đơn vị Hồi sức sơ sinh, em bé Bella xíu xiu với cơ man dây nhợ, nằm trong lồng ấp để sưởi ấm, ổn định thân nhiệt, và được hỗ trợ thở bằng máy thở áp lực dương liên tục.
Ngày thứ 3 sau sinh, bé có cơn ngưng thở do não chưa hoàn thiện. Kết quả siêu âm tim cho thấy tồn tại ống động mạch gây ảnh hưởng lưu thông máu, bác sĩ chỉ định đổi kháng sinh, đóng ống động mạch bằng thuốc Paracetamol và Ibuprofen truyền tĩnh mạch nhằm hạn chế nguy cơ suy tim, viêm ruột. Sau 10 ngày theo dõi và điều trị, tình trạng của bé cải thiện dần, ống động mạch nhỏ lại, bé được ngưng kháng sinh, nuôi ăn tĩnh mạch giảm dần và thay bằng ăn sữa mẹ.
Tuy nhiên, 4 tuần sau sinh, bé phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng của trẻ sinh non như viêm phổi, loạn sản phế quản phổi do phụ thuộc ô xy kéo dài. Bé được điều trị tích cực với kháng sinh lần thứ 2, với thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản, lợi tiểu, corticoid, kèm theo bổ sung vitamin, sắt.
Đồng thời, sữa mẹ được pha với HMF (sản phẩm đặc chế dành cho trẻ non tháng với cân nặng cực thấp) để bổ sung dưỡng chất cho bé. Và dù bé chưa thể ngưng hỗ trợ thông khí áp lực dương (NCPAP), mẹ của bé vẫn được tạo điều kiện để da kề da cùng bé mỗi ngày. Sau bao nỗ lực của các y bác sĩ, bé đáp ứng điều trị, tình trạng hô hấp cải thiện dần. Bé bú giỏi, tăng cân đều, và được đưa về phòng lưu viện ở cùng mẹ sau gần 8 tuần được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Săn sóc tích cực sơ sinh.
Hơn nữa, nhờ sự phối hợp điều trị với các bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh, bé được tập các bài tập vật lý trị liệu dành cho trẻ sơ sinh với các cô chú kỹ thuật viên đơn vị Phục hồi chức năng. Điều này giúp bé phát triển khả năng vận động trong suốt thời gian theo dõi và điều trị tại đây.
Trải qua 68 ngày điều trị, ngày 31.8.2021 - trước ngày dự sinh 1 ngày, bé đủ điều kiện xuất viện. Cân nặng của bé lúc này là 3,155 gram, tương đương với một em bé được nuôi dưỡng trong bụng mẹ. Các kết quả tầm soát thị lực, thính lực, siêu âm tim, não và chức năng gan, thận của bé trong giới hạn bình thường.
Rất nhiều lần trong suốt quá trình điều trị, có những lúc tưởng chừng như đã kết thúc, nhưng Bella đã vượt qua mọi thử thách để đến “vạch xuất phát” với nghị lực sống phi thường của chính mình, bằng tình yêu thương, sự vững tin của ba mẹ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ AIH.
Đến hôm nay, cả ba mẹ và đội ngũ y bác sĩ AIH vô cùng hạnh phúc và tự hào khi Bella đã là một cô bé lanh lợi, vui vẻ và phát triển khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác.
Hình ảnh hiện tại của Bella trong lần tái khám tại AIH |
Cùng bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) đồng hành tiếp sức cho những “Cuộc đua phi thường” đến “vạch xuất phát”
Bella chỉ là một trong những trường hợp sinh non được chăm sóc và điều trị tại AIH. Không phải tất cả trẻ em sinh non đều may mắn được nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện y tế tiên tiến để phát triển khỏe mạnh như Bella. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh. Thật bất ngờ, không phải viêm phổi hay bất cứ bệnh lý nào khác, mà sinh non chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ can thiệp y tế sớm, trẻ sinh non có thể được trao cơ hội tiếp tục sự sống. Mỗi 1% tỷ lệ tử vong trẻ sinh non giảm đi có nghĩa là chúng ta đã cứu sống thêm được hơn 1.000 trẻ em mỗi năm.
Đồng hành cùng mục tiêu giảm tỷ lệ sinh non xuống mức 8/1000 của Bộ Y tế, với sự thấu cảm y đức của một đơn vị cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu, với mỗi ca sinh, AIH sẽ trích 1 triệu đồng đóng góp vào Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để lan tỏa yêu thương, tiếp thêm động lực cho “cuộc đua phi thường” đến “vạch xuất phát” của các em bé sinh non.
Chọn sinh an toàn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) - Cùng “Tiếp sức trẻ sinh non Việt Nam”!
Bình luận (0)