Tiền nào đâu phải là tất cả
Không thể phủ nhận mục đích ban đầu khi trở thành tài xế công nghệ của nhiều người chính là tăng thêm thu nhập. Thế nhưng theo thời gian, một phần trong số đó nhận ra đây lại là một “lớp học” rèn luyện kỹ năng cực “chất” mà không phải trường lớp nào cũng có thể cung cấp. Đó là nhận định chung của hầu hết các rider (nhân viên giao đồ ăn của ứng dụng đặt đồ ăn đến từ Hàn Quốc BAEMIN) tại buổi gặp gỡ mang tên “Hành trình chia sẻ 2019” lần đầu tiên giữa Ban lãnh đạo BAEMIN cùng đối tác Rider.
Như trường hợp của “rider” trẻ tuổi Nhựt Phong, sinh viên năm 3 chuyên ngành Tiếng Anh thương mại của Trường ĐH Sư phạm. Vừa đi học vừa làm rider song song với việc dạy thêm vào buổi tối, Nhựt Phong chia sẻ một ngày của mình dù “bận không thở nổi” nhưng lại vô cùng hiệu quả.
|
Trở thành đối tác của BAEMIN từ tháng 7.2019, cậu sinh viên năm 3 cho biết thu nhập tại BAEMIN trung bình mỗi tháng là 7-8 triệu đồng. Số tiền này không chỉ giúp Phong chi trả sinh hoạt phí mỗi tháng, mà còn dư một khoản đáng kể cho các kế hoạch khác. Bên cạnh đó, Phong còn cảm thấy bản thân trưởng thành hơn, tích lũy được nhiều kỹ năng xã hội quý giá như rèn luyện sự kiên nhẫn, xử lý vấn đề, tư duy nhanh nhạy, tự tin hơn trong giao tiếp…
Nhựt Phong chia sẻ rằng: “Công việc này ngoài thu nhập tăng lên đáng kể thì còn mang lại cho em niềm vui mỗi ngày nữa”. Niềm vui đó chỉ đơn giản là những vị khách đáng yêu chẳng nề hà chuyện kẹt xe khi đồ ăn bị giao trễ, là những lời “cảm ơn” đầy khích lệ từ những người không quen biết. Hay đôi khi chỉ là câu chuyện phiếm giữa Phong và các chủ quán ăn. Các hành động nhỏ đến mức nhiều người không chú ý, nhưng với Phong nó lại như một liều “dopping” giúp cậu có thể thực hiện một lúc 3 công việc mỗi ngày và luôn trong trạng thái tích cực nhất.
Năng lượng tích cực muôn nơi
Rất nhiều khách hàng cho biết điều làm họ tâm đắc nhất với các rider của BAEMIN đó là sự nhanh nhạy phản hồi khi nhận đơn hàng, chủ động hỏi ý kiến hỗ trợ và giải quyết vấn đề phát sinh cùng khách.
|
Bởi rider chính là những người trực tiếp tiếp xúc với người dùng, là nhân tố tạo nên hình ảnh thương hiệu, truyền tải những thông điệp tích cực, thân thiện từ tất cả các bộ phận khác, không ngoài mục đích cuối cùng là đem đến dịch vụ giao đồ ăn tốt nhất đến với người dùng Việt. Đây cũng là một trong những cố gắng của BAEMIN nhằm mang đến môi trường làm việc tốt nhất cho các rider.
Chẳng hạn như buổi gặp gỡ “Hành trình chia sẻ 2019” - nơi mà các đối tác có cơ hội được nói lên những suy nghĩ, được giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy trình giao nhận của cộng đồng rider - chính là hoạt động quan trọng mà BAEMIN cam kết sẽ duy trì thường xuyên trong thời gian tới.
|
Ban đầu, việc “về chung một nhà” cùng BAEMIN với các rider như một công việc tay trái đơn thuần, nhưng dần dà điều khiến họ gắn bó chính là cảm giác thoải mái, vui vẻ, và tích cực ở đại gia đình này. Anh Phương Bình, người tự nhận mình là rider thuộc team “cool ngầu” quận 7 cho hay: “Mình từng hợp tác với nhiều đơn vị nhưng chỉ có BAEMIN là mình tự tin mặc chiếc áo màu xanh này đi siêu thị chơi. ‘Áp lực’ là hai từ không có ở BAEMIN đâu mà ngược lại mình được toàn quyền quyết định mọi thứ. Ví dụ lộ trình giao hàng, khu vực hoạt động,… Tóm lại kiểu như mình thích thì mình “ride” thôi, không ai ép được”.
Một công việc mà lúc nào cũng mang lại cho mình sự uể oải, mệt mỏi thì hiệu suất sẽ giảm đi rất nhiều và chẳng ai có lý do để duy trì nó cả. Và anh Bình không hề cảm thấy điều đó tại “ngôi nhà” mà anh đặt chân vào cách đây vài tháng chỉ với một lý do hết sức… buồn cười: “Thấy màu áo xanh đẹp đẹp nên đăng ký lấy áo mặc cho vui”. Đúng vậy! Cái gì xuất phát từ niềm vui thì cũng tồn tại lâu hơn là những toan tính thiệt hơn. Như giao lộ mà anh Phương Bình và BAEMIN gặp nhau chính là lan tỏa sự vui vẻ đến mọi người xung quanh.
Bình luận (0)