'Hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông trái luật quốc tế và cam kết chính trị'

25/07/2015 10:17 GMT+7

(TNO) Hành vi của Trung Quốc là trái với luật quốc tế, trái với các cam kết chính trị đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, hàng không và hủy hoại môi trường biển, tiến sĩ Ngô Hữu Phước khẳng định.

(TNO) Hành vi của Trung Quốc là trái với luật quốc tế, trái với các cam kết chính trị đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, hàng không và hủy hoại môi trường biển, tiến sĩ Ngô Hữu Phước khẳng định.

Hội thảo thu hút hơn 200 học giả, quan chức trong nước và quốc tế - Ảnh: Nhật Đăng 
Sáng nay 25.7, tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh, hội thảo quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực” do Trường đại học Luật TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức chính thức khai mạc. Hội thảo đã thu hút hơn 200 học giả, quan chức và báo giới trong và ngoài nước.
Tại hội thảo này, các học giả mong muốn cung cấp những góc nhìn về pháp lý và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, về xây dựng công trình nhân tạo trên biển cũng như tác động từ việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực.
Trong phiên thảo luận sáng nay có 5 bài tham luận của 3 học giả quốc tế gồm: tiến sĩ Alena.I.Ponkina (giảng viên Đại học luật Kutafin, Moscow, Nga), Giáo sư tiến sĩ Erick Frankx (thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan) và Giáo sư tiến sĩ Jay Batongbacal (Giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển Đại học Philippines), cùng 2 học giả Việt Nam là tiến sĩ Ngô Hữu Phước và tiến sĩ Trần Thăng Long của Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước trình bày tham luận Xây dựng đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 - Những vấn đề pháp lý và thực tiễn - Ảnh: Nhật Đăng
Mở đầu buổi hội thảo, tiến sĩ Ngô Hữu Phước đã cung cấp những vấn đề pháp lý và làm sáng tỏ các quy định của luật biển quốc tế về việc xây dựng đảo nhân tạo. Diễn giả cũng phân tích vai trò của đảo nhân tạo trong hoạch định và phân định biển cũng như thực trạng xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bài tham luận đầu tiên đã chỉ rõ hành vi của Trung Quốc là trái với luật quốc tế, trái với các cam kết chính trị đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, hàng không và hủy hoại môi trường biển.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.