Hát Kiều, hát ru Cảnh Dương là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bá Cường
Bá Cường
13/11/2023 18:07 GMT+7

Hát Kiều và hát ru Cảnh Dương ở Quảng Bình vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 13.11, thông tin từ Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình cho biết thể loại hát Kiều và hát ru Cảnh Dương vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quảng Bình: Hai điệu hát được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Một trích đoạn trong hát Kiều của Câu lạc bộ hát Kiều xã Quảng Kim, H.Quảng Trạch

BH

Hát Kiều còn được gọi là trò Kiều, khi hát diễn viên vừa hát vừa diễn trò. Hát Kiều thường có một đội lên đến hàng chục người để đóng vai các nhân vật trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Thể loại hát độc đáo này được nhiều người dân tại H.Tuyên Hóa, H.Quảng Trạch và TX.Ba Đồn (Quảng Bình) biết đến. Đặc biệt, tại H.Tuyên Hóa có thôn Lâm Lang, xã Châu Hóa được mệnh danh là "làng Kiều", bởi trong làng ai cũng có thể hát, ngâm được nhiều câu thơ Kiều.

Quảng Bình: Hai điệu hát được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Nghệ nhân ưu tú Lê Thành Lộc (bìa phải) đang hướng dẫn, trao truyền cho các thành viên trong Câu lạc bộ dân ca Cảnh Dương

BH

Hát ru Cảnh Dương là lời hát ru của những người đàn ông tại xã Cảnh Dương, xuất phát từ quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Ở vùng Cảnh Dương này, người dân chủ yếu làm nghề biển, cuộc sống lênh đênh nên nỗi nhớ nhà, nhớ người thân luôn thường trực trong họ.

Thời gian gần đây, điệu hát ru Cảnh Dương được mọi người quan tâm và đặc biệt là chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, lan tỏa nhiều hơn với người dân.

Hiện tại, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.