• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Hạt nhân trong quan hệ Mỹ - Triều

07/07/2019 13:00 GMT+7

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên vừa có cuộc gặp tốt đẹp tại khu phi quân sự liên Triều thì vấn đề hạt nhân vẫn là “hòn đá tảng” khó giải quyết.

Thời gian qua, thay vì thực hiện chính sách ngoại giao “co cụm” như nhiều năm trước, Bình Nhưỡng chủ động tiến hành hàng loạt cuộc họp cấp cao nhất. Chủ tịch Kim đã 3 lần gặp Tổng thống Trump, 5 lần hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và cũng sang Nga gặp Tổng thống Vladimir Putin.
Còn Tổng thống Trump, dù việc thúc đẩy quá trình phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa đạt được bước tiến đột phá đáng kể nào, nhưng cũng đã tác động để Bình Nhưỡng có động thái tạm “đóng băng” chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nhà Trắng thừa hiểu rằng không khả thi để giải quyết hoàn toàn vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên trong một nhiệm kỳ tổng thống. Nhưng tất nhiên, Washington cũng không muốn Bình Nhưỡng lại thử hạt nhân hay tên lửa.

Triều Tiên ca ngợi cuộc gặp Kim - Trump là cơ hội "đột phá"

Trong bối cảnh như vậy, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim có lẽ sẽ tiếp tục các chương trình tiếp xúc ngoại giao, nếu hai bên tiếp tục “đóng băng kép” - tức Triều Tiên tạm đình chỉ chương trình hạt nhân và tên lửa, còn Mỹ ngừng tăng cường các biện pháp cấm vận. Khi đó, cả hai bên đều được hưởng lợi.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.