Những thông tin ấn tượng
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hậu Giang đạt rất nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực. Theo đó, đô thị phát triển nhanh, nông thôn ngày càng khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, an ninh chính trị, trật tự xã hội luôn giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét…
Nhiệm kỳ qua, Hậu Giang có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt hơn 49,9 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3,1%. Toàn tỉnh hiện có 355 dự án (DA) đầu tư trong nước với tổng vốn trên 127.620 tỉ đồng và 30 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết nhiệm kỳ 2015 - 2020, công tác thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ; chi ngân sách đúng quy định. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nâng lên chất lượng hoạt động, nợ xấu được kiểm soát dưới ngưỡng quy định. Nhiều trung tâm thương mại đa chức năng, hiện đại đi vào hoạt động. Giai đoạn 2015 - 2020, Hậu Giang có tổng vốn đầu tư toàn xã hội hơn 90.000 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư này dành cho nhiều lĩnh vực, kể cả xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, Hậu Giang có 32/51 xã, 3/8 huyện, thị thành về đích NTM; 3 xã NTM đạt chuẩn nâng cao. Chính thành tích đặc biệt xuất sắc này, Hậu Giang được trao Huân chương Lao động hạng nhất tại lễ Tuyên dương điển hình tiên tiến cả nước chung sức xây dựng NTM, tổ chức ngày 18.10.2019 tại tỉnh Nam Định.
|
Nhiệm kỳ mới đột phá
Nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Hậu Giang phấn đấu GRDP tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm. GRDP bình quân đầu người từ 77 - 80 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm khoảng 100.000 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ đạt trên 4,3 tỉ USD. 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới. 75.000 người được tạo việc làm. 85% trường học đạt chuẩn quốc gia. 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế. 80% số xã trong tỉnh đạt chuẩn NTM. Đô thị hóa đạt tỷ lệ 27,9%…
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng để hoàn thành các chỉ tiêu đầy thách thức nêu trên, toàn tỉnh phải triển khai quyết liệt những giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ đột phá đạt hiệu quả cao nhất. Theo đó, nhiệm vụ đột phá thứ nhất là thực hiện nghiêm quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; mở rộng quy hoạch phát triển công nghiệp, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông, thuận lợi cho nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường đáp ứng vốn đối ứng cho các dự án tài trợ phát triển, đẩy mạnh huy động nguồn vốn phi chính phủ và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển, nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả nhất là mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp…
|
Nhiệm vụ đột phá thứ ba là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, vận hành chính quyền điện tử theo đúng kế hoạch; hướng tới chính quyền số, phát triển kinh tế số; triển khai hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo tối ưu và chất lượng trong thực thi công vụ; thường xuyên đổi mới phương pháp điều hành của chính quyền; quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả theo phương châm “kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp”…
Theo ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, trong những thành tích đáng tự hào của Đảng bộ Hậu Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020 phải kể đến công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững ổn định. Trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) so với nhiệm kỳ trước. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chú trọng. Hoạt động đối ngoại đạt kết quả tốt. Đặc biệt, cải cách hành chính đạt kết quả vượt bậc, các chỉ số cạnh tranh của tỉnh đều tăng điểm qua từng năm, riêng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 từ nhóm trung bình vươn lên nhóm khá của cả nước. Công tác phát triển nguồn nhân lực đảm bảo kế hoạch. Dân chủ trong Đảng được mở rộng, nâng cao, nội bộ đoàn kết tốt...
|
Bình luận (0)