Hậu quả không tránh khỏi

18/12/2014 04:15 GMT+7

Vụ thảm sát 145 người, bao gồm nhiều học sinh, ở Pakistan buộc nước này phải xem xét lại vấn đề khủng bố và chiến lược chống khủng bố của chính phủ, hay nói đúng hơn là của giới quân sự. Nhìn vào cả hai phương diện ấy đều có thể thấy những hoạt động khủng bố như trên không gây bất ngờ và là hậu quả không tránh khỏi.

Vụ thảm sát 145 người, bao gồm nhiều học sinh, ở Pakistan buộc nước này phải xem xét lại vấn đề khủng bố và chiến lược chống khủng bố của chính phủ, hay nói đúng hơn là của giới quân sự. Nhìn vào cả hai phương diện ấy đều có thể thấy những hoạt động khủng bố như trên không gây bất ngờ và là hậu quả không tránh khỏi.

Các học sinh thoát khỏi trường học bị Taliban tấn công ngày 16.12 - Ảnh: Reuters
Lý do ở chỗ khủng bố là nguy cơ về an ninh nhưng đồng thời lại là con bài của giới quân sự trong cuộc chơi quyền lực. Chỉ quân đội mới có khả năng tiêu diệt những phần tử và tổ chức bị cho là khủng bố ở Pakistan. Nhưng phải có chuyện chống khủng bố thì giới quân sự mới duy trì được vị thế trong cục diện quyền lực với chính phủ.
Cho tới nay, chiến lược của giới quân sự Pakistan là vừa tấn công những phần tử cực đoan và thành viên Taliban vừa lợi dụng chính những lực lượng này để tạo ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tình hình ở nước láng giềng Afghanistan. Họ phải dùng quân sự để trấn áp những nhóm cực đoan trong nước, đồng thời phải sử dụng những thành phần nhất định trong lực lượng này cho cuộc chơi ở Afghanistan, đặc biệt cho thời gian sau khi Mỹ và đồng minh rút quân, và cả cho cuộc đối địch với Ấn Độ.
Vụ thảm sát mới rồi là bằng chứng cho thấy chiến lược chống khủng bố theo kiểu vừa diệt vừa nuôi này đã qua thời có lợi và chuyển sang thời có hại đối với Pakistan. Giới quân sự Pakistan giờ phải trả giá còn chính phủ cũng gặp tác động tai hại khi bị cho là vừa bất lực trong đối phó khủng bố vừa thất thế trước giới quân sự.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.