Người ta thường nhắc đến sự thành đạt của một người kèm theo những thành tích mà người đó đạt được như một chứng tích lẫy lừng cho sự thành công của họ. Tuy nhiên, tôi lại thích nhìn vào những thất bại mà người ấy từng nếm trải bởi “ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
Đừng ngại thay đổi khi còn trẻ
Lần gặp trước, P. - một người bạn cũ, luôn miệng than thở về công
việc hiện tại, rằng cô đã quá ngán ông sếp bảo thủ cũng như tương lai
chẳng có gì hứa hẹn ở một công ty tầm vóc 'ao làng'.
Henry Ford, cha đẻ của nhãn hiệu xe Ford danh tiếng, từng nói: “Thất bại chỉ là cơ hội để khởi đầu lại một cách sáng suốt hơn” bởi chẳng ai vừa sinh ra đã là thiên tài. Thi hỏng, mất việc, chia tay người yêu hay kinh doanh thua lỗ... chỉ thật sự là thất bại nếu ta buông xuôi để mặc cho những sự việc ấy quật ngã mình, hoặc xem đó là sự kết thúc thay vì là khởi đầu cho một sự thay đổi mới, một quá trình mới có khi phải làm lại từ đầu.
|
Oán thán, bi quan, suy nghĩ tiêu cực không chỉ làm tổn hao năng lượng sống mà còn làm lu mờ tất cả những điều tốt đẹp khác vẫn chờ đón ta phía trước. Cánh cửa này đóng lại tất có cánh cửa khác mở ra nếu bạn luôn vững tin vào sự công bằng cũng như luật bù trừ của cuộc sống.
Cơ hội luôn chia đều cho tất cả mọi người, thế nên, hơn nhau là ở cách ta vượt qua thất bại để đứng lên và xem đó là bài học kinh nghiệm cho mình trong khi với tuổi trẻ, thời gian còn là một lợi thế. Liệu có nên xem thất bại là dấu chấm hết để rồi tự đóng sập mọi cánh cửa dẫn đến tương lai?
Có những tình yêu sâu đậm, dù tỉnh táo nhìn nhận đó có phải cuộc chia tay hay ra sức níu giữ, nhưng sao mãi bình thản đi đến những quyết định, có đến trăm năm cũng không dám nghĩ ta đã sai. Phải chăng là duyên phận?
Biết chấp nhận thất bại trong niềm hy vọng, lạc quan tin tưởng ở ngày mai cùng ý chí mạnh mẽ để bắt đầu lại sau những va vấp mới là điều kiện cần chứ chưa đủ để quyết định thành công, nhưng hẳn sẽ là những bước đệm vững chắc dẫn đến một tương lai chí ít cũng tốt đẹp hơn ngày hôm qua.
Bình luận (0)