Tuy nhiên, cho đến khi có kết luận chính thức, một phần nguyên nhân đã được hé lộ. Theo tờ New York Times cho biết, qua những thông tin thu thập được từ các nhân chứng của vụ tai nạn và các nhà điều tra cùng gia chuyên hàng không, tai nạn xảy ra có thể là do sương mù dày đặc và tốc độ bay của trực thăng quá nhanh khiến phi công mất kiểm soát khi hạ độ cao đột ngột, dẫn tới chiếc trực thăng bị rơi và nổ tung.
Tờ New York Times cũng cho biết, trong tin nhắn cuối cùng trước khi gặp nạn, viên phi công nói với nhân viên kiểm soát không lưu rằng anh ta đang tăng độ cao để tránh một lớp mây. Trong khi đó, theo các nhân chứng ở mặt đất cho biết thì họ nhìn thấy chiếc trực thăng bay qua một lớp mây và sương mù vài giây trước khi nó bị rơi và nổ tung.
Thời điểm chiếc trực thăng Sikorsky S-76 mà Kobe Bryant vẫn thường xuyên sử dụng để di chuyển cất cánh từ quận Cam (Orange County), thì thời tiết ở TP.Los Angeles lúc đó cũng rất xấu khi có nhiều sương mù. Ngay cả đội trực thăng của sở cảnh sát TP.Los Angeles cũng không được phép cất cánh trong thời điểm đó.
|
Theo các quan chức điều tra, chiếc trực thăng chở Kobe Bryant cũng có thể thiếu hệ thống cảnh báo cho phi công biết khi đang bay vào khu vực có thời tiết xấu và địa hình nguy hiểm. Hệ thống này đã được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (NTSB) Mỹ khuyến cáo sử dụng gần 10 năm nay dù không bắt buộc.
Tờ New York Times cũng cho biết thêm, trong đóng đổ nát của chiếc trực thăng bị tai nạn, các nhân viên điều tra đã tìm được một chiếc iPad và một chiếc điện thoại di động, từ đây có thể sẽ tìm được thêm manh mối thực sự của vụ tai nạn thảm khốc khiến hàng triệu CĐV bóng rổ Mỹ tiếc thương huyền thoại Kobe Bryant.
|
|
Được biết, chiếc trực thăng Sikorsky S-76 được Kobe Bryant sử dụng là loại trực thăng phổ biến trong giới doanh nhân và thường được sử dụng chuyên chở những nhân vật quan trọng, cũng như thường dùng trong công tác cứu hộ cứu nạn, hoặc cấp cứu hàng không.
Trong hơn 26 năm qua, dòng máy bay trực thăng S-76 này được hồ sơ tai nạn liên bang Mỹ ghi nhận đã xảy ra 8 vụ tai nạn, nhưng chỉ có 2 trong số này gây ra chết người hoặc làm bị thương các hành khách trên máy bay.
|
Trong khi đó, viên phi công lái chiếc trực thăng xấu số của Kobe Bryant là ông Ara Zobayan, 50 tuổi, cũng có kinh nghiệm bay từ năm 1998 và được cấp giấy phép bay thương mại từ năm 2007.
Viên phi công này cũng có đến 8.200 giờ bay, trong đó có đến 1.250 giờ bay với trực thăng Sikorsky S-76B. Viên phi công này cũng thường xuyên lái trực thăng chở nhiều nhân vật quan trọng trong làng giải trí và thể thao Mỹ như Kylie Jenner và Kawhi Leonard, VĐV thi đấu cho đội bóng rổ Los Angeles Clippers.
Bình luận (0)