Khi đó, bà Yingluck điều chuyển thư ký hội đồng an ninh quốc gia sang làm cố vấn riêng và cử anh rể làm người thay thế. Quyết định khi xưa của nữ thủ tướng giờ bị tòa án hiến pháp coi là lạm quyền để trục lợi cá nhân hoặc cho người thân, là vi phạm hiến pháp và phải từ chức. Thủ tướng từ chức và chính phủ giải tán - đó cũng là những mục tiêu trọng tâm của phe chống đối.
Chỉ cần đặt câu hỏi tại sao hồi năm 2011, tòa án hiến pháp Thái Lan không nói gì mà đến tận bây giờ lại lôi chuyện xưa ra xử cũng đủ thấy chủ ý của cơ quan tư pháp này là hạ bệ bà Yingluck và đảng cầm quyền. Hiến pháp được tòa hiểu và vận dụng theo hướng đó. Ghép tất cả mọi bước đi của phía tư pháp kể từ khi ông Thaksin Shinawatra lên cầm quyền thì bức tranh chung chỉ có thể là phía tư pháp chống đối phe ông Thaksin hơn là bảo vệ hiến pháp trong cuộc đấu tranh quyền lực ở nước này. Bà Yingluck bị vạ lây bởi thái độ đó của phía tư pháp. Chỉ có điều là phán xử của tòa không những không mở đường cho giải pháp chính trị đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng mà còn khiến tính đối kháng không khoan nhượng càng thêm sâu sắc.
La Phù
>> Suy nghĩ lại về điểm đến Thái Lan
>> Thủ tướng Thái Lan hầu tòa
>> Cựu thủ tướng Thái Lan đề nghị giải tán chính phủ
>> Thái Lan tiếp tục áp dụng luật An ninh nội địa
>> Bắt nóng lãnh đạo phe biểu tình Thái Lan
Bình luận (0)